Nhân vụ anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng chống người thi hành công vụ,trên các trang mạng (đa phần là lề…không phải) đồng thanh lên tiếng bảo vệ anh,tức là đứng về phe…nước mắt oan ức với hy vọng rồi đây anh sẽ được minh oan,có khi trắng án.Có trang còn dẫn vụ kiểm lâm viên Hoàng Minh Huệ cách nay mấy năm khi phòng vệ vượt quá giới hạn đã bắn chết lâm tặc Trần Văn Thắng.Khi ấy báo chí cũng như dư luận đã cứu Hoàng Minh Huệ thoát khỏi án tù.Nhưng đó là một Hoàng Minh Huệ đang thi hành công vụ là chặn bắt xe lâm tặc chở gỗ.Chứ không phải là một kiểm lâm đang ngồi trên xe gỗ lậu ở Pù Huống mới đây.Mặc dù rừng không có kiểm lâm thì tan hoang sớm,có kiểm lâm thì tan hoang chậm hơn chút,nhưng nói gì thì nói,trong vụ Hoàng Minh Huệ,cái trật tự pháp lý đa phần nghiêng về phía kiểm lâm.
Còn vụ anh Vươn,không biết UBND huyện Tiên Lãng sai tới đâu,và anh Vươn đúng tới đâu,nhưng chống người thi hành công vụ là sai cái đã.Biện Toại năm xưa cũng sai,sai nên mới ra tòa đại hình.Anh Vươn và Biện Toại chỉ đạt cái tình,cái cảm thông của đông đảo người đồng cảnh ngộ đang không mất trắng gia sản.Cho nên cứu anh Vươn không giống như cứu anh Huệ,mà nó đòi hỏi một sự thay đổi tận gốc về quan điểm tố tụng,và trên hết nữa,sự thay đổi về nhận thức cũng như thực thi quyền tư hữu,nhất là tư hữu đất đai.
Đất đai,cũng là tư liệu sản xuất.Nhưng không như tư liệu sản xuất khác như máy móc,có sự hao mòn rồi phế bỏ theo thời gian,đất đai cần sự khai phá,chăm bẵm để tăng dần độ phì,tăng dần hiệu quả kinh tế.Và với bất kỳ người nông dân thực thụ nào,quý đất,thương yêu đất để tăng nguồn thu nhập từ đất là tâm lý thông thường.Chỉ có những kẻ vô cảm,coi đất như là một thứ hàng hóa mua đi bán lại bóc lột cạn kiệt tài nguyên đất,hay gọi thẳng là những nông dân giả hiệu mới làm giảm đi chất lượng của đất đai mà thôi.
Vậy,những người như anh Vươn,như Biện Toại,họ đã hồi sinh cho đất.Trong mảnh đất mà họ ngày đêm vun xới ấy,có cả mồ hôi,máu của họ,của anh em,con cháu họ.Và thể hiện rõ là giá trị của mảnh đất họ đang vun bồi,tài sản trên mảnh đất ấy ngày một tăng lên.Đang tâm cướp giật cái tài sản họ chắt chiu bao năm mới có để giao vào tay kẻ khác ngồi mát hưởng bát vàng,làm sao họ không lao vào cuộc chiến sinh tử,cho dù cuộc chiến trái luật.
Vậy cái gốc rễ cần thay đổi là quyền sở hữu đất đai,hay nói chính xác hơn,là quyền tư hữu của người sử dụng đất.Không thể cứ lấy lý lẽ sở hữu toàn dân để rồi giao đất cho họ chỉ 20 năm,thậm chí 14 năm như huyện Tiên Lãng đang làm,rồi khi thấy thành quả của họ đang đâm hoa kết trái,lại ra tay thu hồi.
Cho nên tôi hy vọng rằng,trong lần sửa đổi hiến pháp này,Quốc hội cũng như Ban soạn thảo hiến pháp,thật sự cầu thị lắng nghe tiếng nói của dân,và đưa quyền tư hữu đất đai,nhất là đất sản xuất ,trở thành một quyền không thể chối bỏ vào trong hiến pháp mới.Bên cạnh đó,xây dựng cơ chế bảo hiến như thế nào để hiến pháp luôn luôn được thực thi,tránh tình trạng suy diễn pháp luật một cách mù mờ để rồi tạo điều kiện cho bọn tham quan nhũng nhiễu,đục khoét,cướp đoạt thành quả lao động chính đáng của người dân.Có vậy thì mới ngăn chặn được những vụ việc như Tiên Lãng hiện nay.
Sẽ có người nói rằng,nếu giao đất lâu dài,50 năm hay 100 năm,thậm chí giao luôn quyền tư hữu đất đai thì sẽ giải quyết sao đối với nông dân không có đất sau này.Đó chỉ là vấn đề ngụy biện.Tại sao chúng ta luôn định hướng nông nghiệp,trong khi xu hướng chung là phát triển công nghiệp.Nhật Bản hay gần gũi hơn là Singapore,có phải chật vật chia lại đất đai cho dân họ đâu? Cái tầm nhìn của giới cầm quyền phải thấu đến chân trời,chứ không chỉ bó hẹp trước cái mũi của mình .
Bão ngày mai là gió nổi hôm nay,trời chớp giật ắt đến ngày sét đánh.Không thể ngăn gió nổi,không thể ngăn chớp giật thì bão tố và sét đánh trong một ngày nào đó là điều hiển nhiên.
TỔ TIÊN CHÚNG TA ĐẢ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THẾ NÀO ?
Trả lờiXóaNguồn : Việt nam Văn hóa Sử cương của cụ Đào duy Anh , trang 150 .
Quan lại tuy có nhiều đặc quyền , song cũng không phải ở trên pháp luật . Nhà vua sợ các quan lạm dụng những đặc quyền ấy mà vũ uy tác tệ , cho nên đã đặt nhiều điều lệ để chế tài các quan . Ví dụ pháp luật cấm quan địa phương không được thụ nhiệm ở tỉnh nhà , hay ở nơi cách tỉnh nhà dưới 500 dặm để cho thân thích bằng hữu khỏi cậy thế cậy thần mà làm ngang ; cấm không được lấy vợ trong trị hạt vì sợ gia đình nhà vợ nhũng nhiễu ; cấm không cho tậu ruộng vườn cửa ở trong trị hạt , vì sợ quan hiếp bách kẻ trị hạt để mua rẻ ; cấm không được tư giao với đàn bà con gái trị hạt để đừng treo gương xấu cho nhân dân ; cấm quan lại hồi hưu không được lui tới cửa công để thỉnh thác cầu cạnh . Ngoài ra còn nhiều trừng trị các quan hối lộ và nịch chức , nếu thi hành cho nghiêm mật thì cũng có thể tránh được những tệ tham quan ô lại mà ta thường thấy làm cực khổ nhân dân .
Nhận xét : Nếu áp dụng nhửng điều lệ này vào Việt nam thì chắc không còn ai muốn làm quan !!!
Đó là những nguyên tắc của nhà nước phong kiến,trong đó quyền lực của nhà vua là vô hạn.Vì vậy nên hạn chế được bên vợ của quan nhũng nhiễu thì bên vợ của vua chúa lộng hành,ví dụ Đặng Mậu Lân em Tuyên phi Đặng Thị Huệ trong Hoàng Lê Nhất Thống chí.Vấn đề là phân quyền và kiểm soát quyền lực như thế nào chứ không chỉ bằng những bộ luật làm kiểng.Với sự độc quyền,rất dễ để vô hiệu hóa các bộ luật đó.
Trả lờiXóa