Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

SỬ HỌC & HỌC SỬ

VĂN CẦM HẢI


Nhà thơ Văn Cầm Hải (giữa), Tây Tạng.

Nhân đọc bài Điểm Thi Môn Sử Thấp Không Ngờ trên báo Tuổi Trẻ, tôi không bất ngờ về thực trạng có trên 90% bài thi môn sử dưới điểm mức trung bình trong kỳ thi tuyển đại học năm nay.[1] Người ta lý giải rằng, vì môn sử khó học do phải nhớ nhiều sự kiện, mốc thời gian hoặc khi không công bố là môn thi tốt nghiệp thì việc học lẫn dạy bị xem nhẹ. Theo tôi, điều này chỉ đúng một phần.

Nhớ lại thời kỳ học sinh, dù là người yêu thích các môn học khoa học xã hội, nhưng tôi cũng ngán học môn sử bởi cách thức học và dạy thô cứng. Sử học, như muôn đời qui luật hấp dẫn của nó là luôn chứa đựng sự bí ẩn để nó không ngừng được khám phá và đồng hành cùng thời đại. Tuy nhiên, môn sử mà tôi học dường như chẳng có gì mới, chẳng có gì gọi khám phá vì tất cả đều có sẵn một công thức: ta thắng địch thua. Trong lớp học không có sự phản biện, nhất loạt đều nói và nghe một chiều nhàm chán. Phản biện ư? Không khéo lại bị quy chụp là phản động hoặc bôi nhọ dân tộc, nghi ngờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng. Có lần, tôi hỏi một thầy giáo dạy sử, tại sao ta luôn thắng mà cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ phải kéo dài đến mấy mươi năm máu lửa? Sao các lãnh tụ của ta, cũng là người như bao nhiêu lãnh tụ có sai có đúng trên thế giới, nhưng luôn luôn sáng suốt, không bao giờ mắc sai lầm? Không lẽ, lãnh đạo của ta là các bậc thánh? Chúng ta học sử để thấu hiểu những thăng trầm của dân tộc, lĩnh hội những kinh nghiệm bao hàm cả kinh nghiệm thành công lẫn thất bại. Thầy nghiêm giọng bảo tôi đừng lặp lại câu hỏi đó, nếu không cả thầy lẫn trò đều có nguy cơ rời trường ra đường! Học sử, dạy sử mà sợ sự thật lịch sử đến như vậy, thử hỏi làm sao học sinh và giáo viên có được niềm đam mê đích thực với một trong những môn học quan trọng nhất của nhân loại.

Khác với cách dạy và học sử ở Việt Nam, tôi bất ngờ về cách thức giảng dạy lịch sử rất linh hoạt và hấp dẫn ở Mỹ. Có lần tôi thấy cậu con trai mới học lớp 5 say sưa trên máy tính mãi đến khuya quên cả ngủ. Hỏi ra mới biết là cu cậu đang “nghiên cứu” chiến tranh lạnh và hậu quả của nó! Tôi choáng người khi đọc những câu hỏi về các sự kiện và nhận định cơ bản, quan điểm khác biệt chủ yếu giữa các nước cộng sản và không cộng sản. Con tôi giải thích đó là một dự án nghiên cứu-bài tập cô giáo đặt ra cho học sinh. Tôi bảo con có hiểu gì đâu mà cô giáo bảo nghiên cứu. Cậu con trai tôi liền cho tôi một bài học: Sao cái gì ba cũng bắt phải hiểu mà không hỏi có thích thú hay không, nếu không thích làm sao hiểu được! Chương trình lớp 5, lịch sử được xếp vào bộ môn khoa học xã hội là một một trong các môn học cả lớp thích nhất vì cả lớp được xem phim tài liệu, hình ảnh và các bạn thuyết trình từng chủ đề rất sôi động. Đặc biệt cô giáo rất khuyến khích bạn nào đưa ra những câu hỏi hay ý tưởng mới, đi ngược lại với những điều trên phim hay trong sách đã viết. Tôi có dự thính một lớp học về chiến tranh Việt Nam của ông giáo sư từng là cựu binh Mỹ ở Playcu năm 1971 và rất lấy làm hứng khởi bởi cách dạy và học sinh động như là một cuộc du ngoạn vào quá khứ hơn đang ngồi bó cứng trong giảng đường chứa đến hàng trăm sinh viên trong và ngoài khoa sử dự học. Tất cả các bài giảng đều có trích đoạn những thước phim tài liệu, phim truyện, âm nhạc phản chiến minh họa cực kỳ sinh động. Một tiết học hơn một tiếng rưỡi nhưng giáo sư chỉ giảng bài chừng 20 đến 30 phút, phần còn lại là xem sử liệu minh họa và tranh luận, thuyết trình theo nhóm về các chủ đề. Nội dung giáo trình do giáo sư tự biên soạn rất phong phú, không bị ràng buộc theo công thức“ta thắng địch thua” nên những cái được cái mất của chính phủ Mỹ, sự thất bại cay đắng của quân đội Mỹ, tinh thần chiến đấu của người lính cộng sản ví như bác sỹ Đặng Thùy Trâm trong cuốn nhật ký chiến trường của cô hay Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh đều được khảo xét kỹ càng.

Sử học và học sử ở Mỹ, không chỉ đắm chìm vào quá khứ mà còn nghiên cứu những vấn đề sử học đương đại, cập nhật với đời sống đang diễn ra trên thế giới. Trong khi cuộc chiến Iraq hay Afghanistan đang diễn ra nóng bỏng thì ở Mỹ, không ít công trình nghiên cứu liên quan đến những trận chiến này đã xuất hiện kịp thời, giúp cho việc giảng dạy và học sử về chiến tranh hiện đại trong nhà trường có được cái nhìn cận cảnh và nóng hổi của thời đại. Sử học, có thể không phải là một trong những chuyên ngành lựa chọn hàng đầu của sinh viên nhưng thực sự nó không phải là môn học buồn tẻ ở các cấp học nhờ vào phương pháp truyền thụ và lĩnh hội sinh động như vậy.

Nhìn lại bối cảnh dạy và học sử ở Việt Nam, lòng dân không quên nhưng các sự kiện lịch sử đương đại quan trọng của đất nước lại bị lờ đi. Tại sao trận hải chiến Hoàng Sa 1974, chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, hải chiến Trường Sa 1988 với những tài liệu và nhân chứng sống là điều kiện thuận lợi giúp các nhà nghiên cứu một cách công phu và chân thực. vắng bóng trong các chương trình giảng dạy? Khi lịch sử được dựng lên bởi sự không minh bạch sẽ để lại những di họa khôn lường. Giả dối và bóp méo lịch sử không chỉ làm cho một dân tộc bị khủng khoảng niềm tin mà còn gây ra lòng căm thù, không có sự cảm thông giữa các dân tộc mỗi khi sự giả dối bị bóc trần. Lâu nay chúng ta thường cho rằng thái độ thù ghét của người dân các nước Đông Âu đối với Liên Xô và chế độ cộng sản từng được ngợi ca trên chính quê hương của họ là quá thái, thậm chí bị xem là “bắn đại bác vào quá khứ”. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết rằng chỉ ngay sau khi đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức, hồng quân Liên Xô tái hiện hình ảnh tàn bạo của kẻ thù mà họ vừa đánh bại - đơn cử, tại Đông Đức từ 1945-1947, ngoài việc người dân bị chiếm đoạt tài sản, hồng quân Liên Xô đã hãm hiếp khoảng 2 triệu phụ nữ [2]-chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết một trong những lý do tại sao Liên Xô sụo đổ, tại sao người cộng sản bị thù ghét ở Đông Âu đến như vậy.

Lịch sử của đất nước, dù có đau thương hay tủi nhục biết bao cũng cần phải học, huống hồ một đất nước có truyền thống lịch sử đáng tự hào như Việt nam. Nhưng tại sao, môn sử trở nên một môn học miễn cưỡng? Đành rằng giữa Mỹ và Việt Nam có nhiều điều khác biệt, nhưng chúng ta không thể vin vào nhiều lý do, chẳng hạn như khác biệt về cấu trúc chính trị xã hội để giải thích cho sự khác biệt về mặt truyền bá kiến thức. Lịch sử hay bất kỳ ngành khoa học nào cũng hướng đến một chân lý tối thượng: khám phá và phản ánh sự thật.

Nghiên cứu sử học là một con đường tìm thấy tương lai từ quá khứ! Đã đến lúc, sử học cũng cần có một chính sách “cởi trói” như văn học dưới thời tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Nếu không chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy một tương lai tươi sáng từ quá khứ giàu có nhưng bị dạy, học và lãnh đạo rất nghèo nàn.

26.7.2011.VCH

[1] Minh Giảng, “Điểm Thi Môn Sử Thấp Không Ngờ,” http://tuoitre.vn/Tuyensinh/Tuyen-sinh/448241/Diem-thi-mon-su-thap-khong-ngo.htm.

[2] John Lewis Gaddis, the Cold War: A New History (Penguin Book, 2005), 24.

Nguồn:nhathonguyentrongtao.wordpress.com

HÀNG NGÀN ĐIỂM 0.


Ông Bộ Trưởng Giáo dục & Đào tạo trả lời báo chí:

“Ông nghĩ gì khi kỳ thi ĐH vừa rồi cũng giống như nhiều năm trước, môn sử có hàng ngàn điểm 0?


+ Tôi nghĩ bình thường. Vì thi ĐH là cuộc thi tuyển nên đề thi có sự phân loại rõ ra người giỏi, người khá, người yếu kém để tuyển chọn.

. Thưa Bộ trưởng, dư luận xã hội đặt câu hỏi phải chăng có vấn đề trong giáo dục môn học này?

+ Cần phải bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện. Bây giờ hô hào các cháu phải học ngoại ngữ, học tin học… thì có những môn như lịch sử và cả văn học bị xem nhẹ hơn chút cũng đừng coi là thảm họa. Mình cần điều chỉnh nhưng đừng quy kết là chú trọng đẩy cái này để sao nhãng cái kia.
Các bạn hãy nhìn rộng ra nhiều nước trên thế giới này, không chỉ ở Việt Nam có hiện tượng này. Vì tiếng nói của khoa học lịch sử trong cuộc sống hiện đại hôm nay ít, cơ hội tìm việc làm của những người giỏi sử ít. Nhìn kỹ một chút các bạn sẽ thấy môn lịch sử kém thu hút, điểm lịch sử thấp không phải chỉ ở Việt Nam, ở châu Á. Đó là chuyện của thời đại, của thế hệ này, do cách mạng khoa học công nghệ, do sự biến đổi, đòi hỏi của thị trường lao động”.

Ông Bộ trưởng trả lời như một người ngoài cuộc bàng quan nhất.Theo cách nghĩ của ông,thế tất cả những nước tiên tiến hiện nay như Na Uy,Thụy Điển,Mỹ,Singapore,Nhật bản… đều có chất lượng giáo dục môn sử tệ hại như thế.Vì rõ ràng rằng,ở những đất nước này,nhu cầu cũng như khả năng kiếm việc làm trong những lĩnh vực kỹ thuật cao rất lớn.Do vậy họ không cần biết họ là ai,đất nước họ là thế nào…Và họ cũng không thể giới thiệu ra thế giới những thành quả văn hóa mà dân tộc họ,đất nước họ sở hữu…Nhưng đừng quên rằng chính nhờ niềm tự hào dân tộc qua từng trang sử đất nước đã thôi thúc dân Nhật tái thiết đất nước từ đống hoang tàn đổ nát sau Đệ Nhị thế chiến,để 15 năm sau họ đã trở lại vai trò một cường quốc trên lĩnh vực kinh tế.

Lịch sử là một trong những môn học làm người.Và đó là trách nhiệm của hệ thống giáo dục.Không ai làm thay vai trò chủ đạo của ngành giáo dục trong lĩnh vực này được.Các môn Tin học, Ngoại ngữ cũng rất quan trọng,nhưng không thể quan trọng hơn lịch sử.Anh không biết anh là ai,đất nước anh là thế nào thì đừng yêu cầu chúng tôi phải tôn trọng anh.Nếu một nền giáo dục không chú trọng Văn,Sử,Giáo dục công dân thì đó là một nền giáo dục vong bản.

Đổi mới phương pháp giảng dạy lịch sử là một đòi hỏi tất yếu.Và hơn ai hết,là Bộ Trưởng Giáo dục,ông Phạm Vũ Luận phải là tư lệnh của công cuộc đổi mới giáo dục nói chung,và phương pháp giảng dạy nói riêng.Làm sao cho học sinh tự suy luận và rút ra những bài học lịch sử (dù ở dạng ngây thơ hồn nhiên nhất) là cách đưa môn sử trở lại với học đường.Thu được bao nhiêu súng trong một trận đánh không quan trọng bằng trận đánh ấy có ý nghĩa gì.

“Nghề sử là ngụ ngôn chứ không phải tri thức chính xác. Nếu cần biết ông này đẻ ngày nào, trận đánh này tiêu diệt bao nhiêu quân địch… chỉ cần mở máy tính là ra. Cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của mỗi sự kiện lịch sử. Có hai thuộc tính quan trọng của lịch sử là sự trung thực và sự công bằng. Chúng ta có thực sự công bằng trong giáo dục lịch sử không? Nếu thực sự có sự trung thực, công bằng thì lịch sử sẽ hấp dẫn hơn, học sinh học sử sẽ thích hơn. Nếu chỉ nói mãi những điều các em chưa tin thì các em chỉ là khổ sai khi nhớ.
Nước Mỹ học sử thảo luận là chính. Học sinh phải tìm xem trong sự kiện thầy dạy có ý nghĩa gì, tích cực, tiêu cực ra sao… Từ đó các em có phương pháp tư duy. Ta cần xem lại quan niệm về học sử. Đương nhiên đừng có sự đảo lộn quá lớn, cái gì cũng phải có lộ trình”
.(Dương Trung Quốc – Nhà sử học)

Nếu giờ này ông Luận còn nói phải bàn,có nghĩa rằng ông chưa được chuẩn bị để làm bộ trưởng.

5 ĐỨA TRẺ VÀ MỘT BẦY THIẾU GIA.

Thủy Phù. Năm 1994, bọn mình, khi ấy là sinh viên Y5 Đại học Y Huế, về thực tập môn Y học xã hội (điều tra về cái gì thú thực giờ cũng không nhớ, hồi đi học chúa ghét mấy môn này). Một buổi trưa ngồi trong quán café nhìn ra, phía trước là con sông nhỏ, vài ba cái ghe của dân nốt. Một bà đang ngồi khâu vá,bên cạnh là đứa bé khoảng 1 tuổi bò lổm ngổm dưới cái nóng gay gắt miền Trung.Bỗng cả đám sinh viên hét lên vào nháo nhào chạy xuống bờ sông chỉ trỏ. Đứa nhỏ rơi đánh tõm xuống nước, lóp ngóp.Tụi sinh viên xanh mắt mèo trong khi bà mẹ thản nhiên thò tay xuống tóm cổ nó lên, vỗ vỗ cho mấy cái coi như không có gì xảy ra…Sau này chuyện đó mình vẫn thường kể lại cho cả nhà nghe như hoài niệm về một thời xa lắm của một miền quê nghèo…


Đám tang 5 đứa trẻ nghèo Thủy Phù

Vậy mà trưa nay…Báo Pháp luật thành phố đưa tin:

“Trời Huế ngày 29-7 buồn, âm u đến lạ. Con đường đất đỏ vào thôn 8B, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên-Huế) đâu đâu cũng nghe tiếng than khóc…
Câu chuyện tang thương của thôn 8B bắt đầu từ chiều 28-7, khi cả làng nghe tiếng khóc ngất trời từ gia đình anh Nguyễn Văn Minh (39 tuổi). Anh Minh khóc vì phát hiện ba đứa con ruột của mình và hai đứa nhỏ hàng xóm chết đuối trong hồ ao mà anh mới đào được ba ngày.
Trước đó, khoảng 15 giờ, vợ chồng anh Minh đi làm ruộng nên dặn ba đứa con anh là Nguyễn Thị Cẩm Vân (11 tuổi) cùng hai em là Nguyễn Thị Phương Nga (tám tuổi), Nguyễn Văn Thăng (năm tuổi) ở nhà chơi ngoan. Nhà hết gạo, vợ anh Minh dặn dò bé Vân qua nhà hàng xóm mượn gạo về nấu cơm.
“Con bé lớn nghe lời mẹ qua nhà anh Nguyễn Văn Tuyến mượn ba lon gạo rồi rủ hai đứa con gái nhỏ của anh Tuyến sang nhà mình. Mượn được gạo nhưng nhà không có nước nấu nên tụi nhỏ mới ra ngoài ao chơi. Rồi sau đó cả năm đứa cùng bị trượt chân ngã” - người thân của ba chị em nhà Cẩm Vân kể lại.
Đến 19 giờ, vợ chồng anh Minh về vẫn không thấy con, tưởng con đi chơi xa, anh chị đi tìm. Tìm hoài không thấy con, anh Minh chỉ nhìn thấy hai đôi dép và chiếc hình mặt người bằng đất dang dở còn trên bờ ao. Nghi có chuyện không lành, anh Minh lao xuống ao thì thấy các con mình đã nằm co cụm dưới đáy hồ. Mỗi bàn tay đều co quắp lại, người ta bảo là do tay bám víu lấy bàn tay…”


Năm đứa trẻ, ít nhất trong đó có ba đứa chưa được ăn cơm tối, nồi cơm từ ba lon gạo đi mượn.
Thời mình đi thực tập, Hương Thủy còn là huyện,một huyện nghèo đói của tỉnh Thừa Thiên Huế.Lẽ nào 17 năm rồi, là thị xã rồi,bao nhiêu là tăng trưởng GDP, bao nhiêu là thành – công - đột - phá - đáng - khích - lệ,bao nhiêu bước - được - tiến - lên,bao nhiêu cái - được - đẩy - mạnh qua bao nhiêu kỳ đại hội các cấp,mà vẫn còn những đứa - trẻ - chết - chưa - được - ăn - cơm – đi - mượn hay sao?
Trong khi đó thì:


Những cuộc ăn chơi trác táng của các thiếu gia

“Trở lại cái đận đua xe bất thành ấy, công tử phố núi và công tử Sài thành trở nên hằm hè nhau trong mọi chuyện. Vào vũ trường, công tử phố núi gọi chai rượu giá dăm triệu, thì công tử Sài thành bĩu môi, gọi chai đắt hơn để lau giày. Chạm nhau ở quán bar ăn khuya trên đường Nguyễn Trãi, vừa nhác thấy bóng công tử Sài thành, công tử phố núi lập tức bao hết các bàn trống để công tử sài thành vào thế đi thì mất mặt, đi vào thì chỉ biết.. cãi nhau với nhân viên.

Đỉnh điểm của mâu thuẫn này là chuyện công tử Sài thành chỉ mặt công tử phố núi quát lên: “Mày giỏi thì mang vàng ra chọi sóng với tao”. Cái chuyện mang vàng ra chọi sóng trước đây, dân chơi tại thành phố lâu lâu cũng làm một lần. Nhưng, những lần ấy so với hai công tử chỉ là lặt vặt.

Đúng hẹn, công tử Sài thành và công tử phố núi gặp nhau ở khu bờ sông Thanh Đa. Phía sau hai công tử toàn là các chiến hữu, phía công tử Sài thành áp đảo hơn bởi các tiểu đại gia liên tục hò hét khiêu khích. Phía công tử phố núi chỉ có mỗi công tử và cô người mẫu trầm ngâm soạn tin nhắn điện thoại, có vẻ như không quan tâm đến màn “đấu vàng” của hai công tử. Từng khoen vàng được trọng tài định giá trị tương đương nhau rời tay của hai công tử lặn mất tăm dưới dòng nước đục ngàu của con sông Sài Gòn chảy vào địa phận bán đảo Thanh Đa.

Tới khoen vàng thứ... vài chục, công tử phố núi phủi tay, nhìn công tử Sài thành không nói gì. Tưởng “cái thằng ở rừng” đã nhát tay, công tử Sài thành chưa kịp lên lớp thì đột nhiên, công tử phố núi rút từ túi quần ra cái đi động Vertu, giá trên 20 nghìn USD nhẹ nhàng ném xuống dòng sông rồi cười lớn bỏ lên xe hơi với người đẹp đi thẳng. Công tử sài thành đứng ngẩn ngơ vì cử chỉ đó. Trên bờ, đám “tiểu đại gia” hò hét khi đinh ninh rằng công tử Sài thành đã thắng cuộc. Chỉ mình công tử Sài thành hiểu rằng “cái thằng ở rừng” ấy không đơn giản như mình tưởng.

Sau lần đó, mối “thâm thù” giữa hai công tử không còn sâu đậm như trước nữa. Dẫu cái chuyện, “mày vào vũ trường gọi 5 chai rượu, thì tao gọi 10 chai” vẫn thường xuyên xảy ra. Khi đẳng cấp của mình được khẳng định bởi con mộc của trò “mang vàng chọi sóng” đóng dấu, công tử phố núi cũng bớt những trò “lặt vặt” đó. Niềm đam mê của công tử phố núi giờ là người mẫu, đã có lần, cô người mẫu đi cùng với công tử phải bẽn lẽn bởi câu tuyên bố xanh rờn của công tử phố núi: “Người mẫu nổi tiếng của cái thành phố này tao đã xài sạch”…


Báo cáo của Chính phủ nói rằng bình quân thu nhập đầu người chúng ta năm 2010 đã là 1160 USD.Thật to tát,thật vĩ đại.Nhưng cũng có ai đó nói rằng,như bình quân hai người ăn một con gà,thiếu gia xơi hết thịt,5 đứa trẻ này chưa chắc đã được mút xương…Mong ước của Bác Hồ:"...ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành..." sao xa tít mù khơi.

Bill Gates có bao giờ chọi vàng chưa ta?

Đồng tiền không do mồ hôi nước mắt làm ra là đồng tiền nhẹ nhất.
Chẳng lẽ sau mấy mươi năm phấn đấu xây dựng xã hội công bằng,chúng ta đã đang cài lộn số de?

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

NÓI TOẠC MÓNG HEO.

Gerhard Boldt là sĩ quan tùy viên của Đại tướng Guderian, Tổng Tham mưu trưởng quân lực Đức quốc xã, cũng như người kế nhiệm Guderian là Đại tướng Krebs. Boldt có may mắn là những người chứng kiến những ngày cuối cùng của Hitler, cũng là ngày tàn của chế độ phát- xít, ngay bên trong Tổng hành dinh đế chế. Hồi tưởng của ông ta về những ngày này được Ernst A.Hepp viết lại thành cuốn 10 ngày cuối cùng của Hitler. Bản dịch Người Sông Kiên và Lê Thị Duyên, Sông Kiên xuất bản. Sau đây là một trích đoạn ngắn cho thấy các tướng lĩnh cao cấp Đức đã công phẫn như thế nào khi biết họ đã và đang bị lừa dối.


Từ phải sang:Bormann, Hitler, Keitel, Goering.

Vào khoảng hai giờ sáng, hoàn toàn kiệt sức, tôi (1) nằm xuống để thử ngủ trong giây lát. Bên cạnh tôi,người ta ăn nói ồn ào:Bormann (2),Krebs (3) và Burgdorf (4) uống rượu dữ dội. Bernd (5), nằm ngay phía dưới tôi,lay gọi tôi dậy khoảng hai tiếng rưỡi đồng hồ sau đó và nói: ”Anh đã bỏ mất nhiều chuyện khá lý thú. Hãy nghe người ta nói chuyện bên cạnh. Nãy giờ cũng đã khá lâu rồi”.Tôi nhổm dậy và lắng tai nghe. Burgdorf đang nói như hét với Bormann:

“Tôi đảm nhiệm chức vụ hiện tại đã hơn chín tháng nay rồi. Tôi đã đem tất cả sức lực và bầu nhiệt huyết ra để phục vụ. Tôi lúc nào cũng hướng về mục đích hòa giải giữa Đảng và Quân đội. Tôi đã đi khá xa trong công việc đó đến nỗi các bạn hữu của tôi trong Quân đội tránh xa và khinh rẻ tôi. Tôi đã cố làm tất cả những gì để đánh tan mối nghi ngờ của Hitler và cơ quan Chấp hành Trung ương Đảng đối với Quân đội. Tôi chỉ thành công trong việc làm cho chính mình bị tập thể sĩ quan xem như một tên phản bội. Hôm nay tôi phải thú thật rằng những lời trách cứ người ta dành cho tôi là chính đáng, rằng sự nhiệt tâm của tôi đã bị đặt sai chỗ, rằng đó là nhiệt tâm của một kẻ nông nổi và ngu ngốc”. Ông ngưng một lúc và thở dài. Krebs cố trấn an ông và khuyên ông nên giữ ý tứ trước sự hiện diện của Bormann. Nhưng Burgdorf nói tiếp: ”Cứ để mặc tôi,Hans ạ,sớm muộn gì tôi cũng phải nói những chuyện ấy ra. Nếu không nói bây giờ, tôi e cũng quá trễ trong vòng bốn mươi tám tiếng nữa”.

“Các sĩ quan trẻ của chúng tôi đã xông pha trận mạc với một lòng tin và một lý tưởng chưa từng thấy trong lịch sử thế giới. Hằng trăm ngàn người một, họ đã tiến vào chỗ chết với nụ cười kiêu hãnh trên môi. Vì sao họ chết? Vì Tổ quốc thân yêu của họ, để đem lại cho Tổ quốc một vận mạng huy hoàng hơn? Vì một nước Đức lương thiện và cường kiện? Chứ không phải họ chết vì các ông, để cho các ông sống phè phỡn để thỏa mãn khát vọng uy quyền của các ông. Cả một thế hệ thanh niên của một dân tộc tám mươi triệu người đã đổ máu trên khắp chiến trường ở Châu Âu, nhiều triệu người vô tội đã bỏ mình trong niềm tin tưởng ở chính nghĩa của hành động của họ trong khi các ông, các vị lãnh tụ của Đảng, các ông cậy vào quyền thế để làm giàu. Các ông sống đế vương, góp nhặt tài sản, ăn cắp tiền của,xây dựng lâu đài, các ông ngụp lặn vào sự giàu sang trong sự lừa gạt và áp bức dân chúng. Các ông đã lôi lý tưởng,sự nhiệt tâm, niềm tin và linh hồn của chúng tôi xuống vũng bùn. Con người chỉ là công cụ để thỏa mãn lòng tham vô độ của các ông. Các ông đã hủy diệt nền văn minh thiên nhiên của chúng tôi, các ông đã phá hoại dân tộc Đức. Và chỉ có các ông là phải gánh chịu lấy hoàn toàn trách nhiệm ghê gớm ấy”.

Tướng Burgdorf nói câu cuối cùng với một giọng điệu bi ai. Một sự im lặng ghê rợn bao phủ căn hầm, tiếng người thở nghe rõ mồn một. Giọng nói của Bormann vang lên trầm tĩnh và đầy vẻ dối trá:
“Nhưng, không nên quơ đũa cả nắm, ông bạn thân mến ạ. Nếu tất cả những người khác đều làm giàu, thì riêng tôi, tôi không có gì đáng chê trách về phương diện đó cả. Tôi xin lấy tất cả những gì thiêng liêng nhất của tôi ra thề với ông bạn…”

Tất cả những gì thiêng liêng nhất của tôi? Ông ấy làm như không ai biết việc ông ta đã tậu một đòn điền với nhiều nhà cửa ở Mecklembourg, một đồn điền khác ở Haut Baviere, và ông ta đã xây cất một biệt thự cực kỳ sang trọng trên bờ sông Chiemsee. Và, vài giờ trước đó, ông ta chả đem miếng mồi điền sản ra dụ chúng tôi là gì? Giá trị của lời thề của quan chức có quyền hạn cao cấp nhất của Đảng sau Hitler là như thế….

-----------------------
Chú thích:

1.Gerhard Boldt
2.Bormann: Tổng thư ký đảng Quốc xã sau khi người tiền nhiệm Rudolf Hess chạy trốn sang Anh. Nhân vật quyền lực thứ hai trong đảng, sau Hitler.
3.Krebs: Tổng tham mưu trưởng quân lực Đức quốc xã sau khi Guderian bị thất sủng. Boldt làm tùy viên cho ông này.
4.Burgdorf: Đại tướng Đức,quân ủy trưởng Berlin,chịu trách nhiệm phòng thủ Berlin.
5.Bernd: Sĩ quan tùy viên như Boldt

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

TÀI NGU,NGU TÀI.

Vì sao Khổng Tử bỏ nước Lỗ chỉ vì một… miếng thịt? Vì sao Lomonosov nổi nóng bẻ gãy cán bút ném lên bàn một vị Viện sĩ lừng danh, rồi thề thốt không bao giờ làm… khoa học? Tại sao Michelangelo trợn trừng trước mặt Giáo hoàng rồi quay ngoắt rời thành Roma ra đi?
Đâu là sự khôn ngoan và… ngu dốt của người tài?

Kéo giữ, trọng dụng thế nào để những con người thực tài và lỗi lạc không quay ngoắt xa lánh, không khạc nhổ trước những lời mời chào?

Xin cóp nhặt lại vài mẩu đoạn lan man, linh tinh đã đọc đã ghi ở đâu đó (hình như trên Vietnamnet) để cùng ngẫm mà giật mình!

1. Lý giải vì sao Liên Xô sau này không có những người "khổng lồ" như Lomonosov, Puskin, Tchaikovski,… mà nước Nga trước đó đã sản sinh, trong huyết tâm thư gửi ngài Khroustchev năm 1961 (khi ấy đang là Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô), nhà vật lý lỗi lạc người Nga Kapitsa đã viết: "Một trong những tố chất của thiên tài là tính không bao giờ chịu khuất phục và luôn luôn phủ nhận cái hiện tại".
Rồi Kapitsa chứng minh: Năm 18 tuổi Lomonosov đã phản kháng quyết liệt nhận xét của một Viện sĩ, người đứng đầu Viện hàn lâm khoa học Nga vì ông này cho rằng phát minh của nhà khoa học trẻ Lomonosov là không có căn cứ. Lomonosov bẻ ngay cán bút vứt lên bàn trước mặt vị viện sĩ kia và thề rằng sẽ không bao giờ làm… khoa học nữa.

Khi phát hiện ra mình lầm, ngày hôm sau, vị viện sĩ kia tới tận nhà xin lỗi nhà khoa học trẻ còn chưa có tiếng tăm. Và nhờ thế, sau này nước Nga, và cả thế giới đã có một nhà khoa học lỗi lạc mang tên Lomonosov.

2. Nghe Michelangelo là họa sĩ tài danh, Giáo hoàng mời ông tới đúc tượng cho mình. Khi làm xong, Giáo hoàng ngắm nghía và phán một câu lạnh băng: "Sao chẳng giống tôi tý nào cả". Michelangelo thản nhiên trả lời: "100 năm nữa nhân loại sẽ bảo đó là… Ngài" và bỏ thành Roma ra đi.
Hôm sau, Giáo hoàng ân hận, đích thân ra tận biên giới để xin lỗi Michelangelo, rồi mời ông ở lại. Nhờ thế, nhân loại ngày nay mới được chiêm ngưỡng những tuyệt tác có một không hai của trường phái Phục hưng.

3. Khổng Tử giận dỗi quay ngoắt bỏ nước Lỗ mà đi, chỉ vì trong một dịp Tết, vua Lỗ không chia phần thịt cho mình. Nhiều người không hiểu, cho rằng Khổng vì tham… miếng thịt nên bỏ cả xứ sở.
Nhưng không phải, "anh" không chia phần thịt cho "tôi", tức là "anh" không coi "tôi" thuộc lớp người được kính trọng trong thiên hạ, để khi cần thì hỏi ý kiến. Vì thế nên "tôi" không thể nào ở với "anh" được. Thế đó!

4. Người tài không biết nịnh. Cái "ngu dốt" nhất của người tài là không hiểu biết về "khoa học xu nịnh". Vì họ không có thời giờ để học những cái đó! Người quân tử không phải không có trí, không phải không có mưu, nhưng người quân tử không thèm làm những mưu mô và xảo trá mà tiểu nhân dám làm. Và đấy là những điều kiện để kẻ tiểu nhân hay thắng được quân tử!
Người tài sợ chủ nghĩa phân phối bình quân, vì thực sự ra, họ không quá quan tâm và quá coi trọng đến vật chất, nhưng lại luôn nghĩ rằng: Đôi khi vật chất lại là thước đo sự đánh giá, sự trân trọng.

Nếu chỉ cần và mong ở một xã hội biết vâng lời, chứ không biết và không chịu chấp nhận những cá nhân có chính kiến khác thì làm sao có được nhân tài? Thế thì làm sao mà họ không cao ngạo (cao ngạo cũng là… cái chất của người tài đấy!), làm sao họ lại chẳng quay ngoắt và khạc nhổ trước những… lời mời chào?

Và, cao ngạo cũng là một trong những… động lực của sự phát triển đấy.

Nguồn:truongduynhat.vn

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

POST HOC, ERGO PROPTER HOC.

Trong y khoa thực nghiệm có câu trên, có nghĩa là :Theo sau việc ấy, vậy là do việc ấy, hay như tiếng Việt ta có thành ngữ cú kêu ra ma, để chỉ sự lầm lẫn khi quy kết hai hiện tượng ngẫu nhiên có trước và có sau thành ra mối tương quan nhân quả. Ví dụ có thời người ta cho rằng sốt rét là do uống nước suối trong rừng. Đúng là nhiều người đi rừng sau khi uống nước suối về bị sốt rét. Nhưng ngày nay chúng ta ai cũng biết sốt rét là do ký sinh trùng Plasmodium do muỗi Anopheles truyền. Chuyện uống nước suối chỉ là ngẫu nhiên. Không uống nước suối mà gặp Anopheles vẫn cứ bị sốt rét như thường.

Nói vậy để thấy rằng, muốn kết luận một điều kiện nào là nguyên nhân của một hiện tượng, mà chỉ chứng minh là điều kiện ấy bao giờ cũng đi trước hoặc đi đôi với hiện tượng thì chưa đủ. Còn phải chứng tỏ được rằng khi cất bỏ điều kiện thì hiện tượng kia không xảy ra được nữa.

Nhưng lần này thì cái hoc trước và cái hoc sau đúng là nhân quả thật. Vụ thay lời thơ Bác ở núi Dũng Quyết bằng văn ông Vũ Khiêu đi sau cái quan hệ với Tàu ấy. Sự tình thì cứ vào quechoa.info sẽ rõ. Mình chỉ lưu ý mấy cái phản hồi ở bài Ngụy biện và Chống chế.

"Từ khi bia được dựng lên (khi tình hình quan hệ Việt – Trung chưa nóng như bây giờ), nhiều người..."

Khỏi cần biết cái nhiều người ấy bàn tán việc chi, chỉ biết là văn bia có lời thơ Bác được đựng lên từ thời tình hình quan hệ Việt - Trung chưa nóng. Chưa nóng nên không sợ, Bác có gọi là Tàu đi nữa cũng cứ dựng. Còn nóng như bây giờ, thì vội vã đục đi (hay phủ composit đi) và thay vào đấy là bài văn của ông Vũ Khiêu đánh Tôn không đánh Tàu.

Vậy cái hoc quan hệ Việt - Trung chưa nóng thì có thơ Bác, mất cái hoc (quan hệ Việt Trung nóng) thì không còn thơ Bác.
Đúng quan hệ nhân quả quá rồi còn gì.
Chớ còn cái nôm na hay là kẻ này kẻ kia, đúng như bác Lập nói, ngụy biện mà thôi.
Làm bé khổ thật.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

ĐỒNG THUẬN HAY HÒA THUẬN.

Chúng ta thường nghe cấp trên kêu gọi, chỉ thị: Phải tạo ra sự đồng thuận cao, đồng thuận trong nội bộ sẽ là điều kiện tiên quyết, then chốt cho mọi sự thành công.Thực ra có phải điều này lúc nào cũng luôn luôn đúng? Tại sao có lúc, có nơi mọi nghị quyết đều được thông qua, mọi chủ trương đều được quán triệt với sự đồng thuận cao,tỉ lệ phần trăm nhất trí cao nghi ngút, mà khi thi hành lại dở ẹc ? Lại ào ạt cãi, tới tấp vả, cứ như rằng mấy người đó không giơ tay thông qua chủ trương đó không bằng.

Tra từ điển, đồng có nghĩa là cùng,là giống như. Chí hướng giống nhau là đồng chí, cùng chung một thầy là đồng môn. Thuận có nghĩa là vui lòng theo, hoặc là không trái, không ngược. Vậy tạo sự đồng thuận là làm cho giống nhau để không trái, không ngược.

Thế nhưng sự việc nó đâu đơn giản như thế. Hai người có thể đồng, chứ 3 người trở lên thì…Huống hồ là một cơ quan, một cộng đồng, một xã hội. Cái sự đồng thuận ở Bắc Triều tiên luôn tiềm ẩn một nguy cơ bất ổn xã hội. Với một xã hội như Hợp chúng quốc Hoa kỳ thì không biết phải làm thế nào để có một sự đồng thuận.

Ở ta, nghị quyết đưa ra, có cấp trên về dự, ai không giơ tay nhất trí, coi chừng có vấn đề. Ai cũng sợ hãi mà giơ tay. Đó là cách làm cho giống nhau để không trái với ý định của cấp trên. Tất nhiên còn có nhiều cách khác tinh vi hơn, nhưng tựu trung cũng đi đến kết quả đó.

Thế còn hòa thuận. Hòa có nghĩa là êm ái, không sinh sự. Hòa hợp là thỏa thuận và đồng ý với nhau. Hòa giải là dàn xếp êm ái các bên. Vậy hòa thuận là vui long theo, không làm trái trên cơ sở êm ái, không sinh sự. Mọi lợi ích, quyền và nghĩa vụ của từng nhóm đều được tôn trọng qua sự thỏa hiệp.

Hòa cần có sự thương lượng, thỏa thuận. Đồng chỉ cần một phát súng lệnh từ trên đưa xuống. Đồng chỉ phù hợp trong tổ chức quân đội. Hòa chính là điều cần trong một xã hội dân sự. Ví như một dàn nhạc giao hưởng, có bộ dây, bộ gõ, bộ hơi. Làm sao để dàn nhạc tấu một bản giao hưởng hay, không chỉ đồng nhất một tiếng kèn hay tiếng trống, mà phải hòa âm phối khí. Lúc ấy mà đồng âm thì sao ta? Không ai muốn cho trên trần gian này chỉ còn có một loài hoa, cho dù loài hoa đó được mọi người công nhận là đẹp nhất, thơm nhất, khả ái nhất. Có nhiều loài hoa vẫn hơn, càng có nhiều thì vẻ đẹp trên đời càng phong phú, miễn là người ta bỏ được tính ích kỷ «chỉ muốn cho loài hoa mình thích hay mình đang trồng tồn tại mà thôi».

Vậy cái ta tìm đến là sự hòa thuận, một sự thỏa thuận,trong đó mọi phần tử trong cộng đồng đều thấy hình ảnh, nguyện vọng của mình trong mỗi quyết sách. Tuy khó,nhưng vương bá đôi đường khác nhau. Cụ Khổng đã dạy:Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa. Phải vậy không?

HỆ SỐ ENGEL HAY RỔ CPI.


Giá thịt cá rau dưa đều tăng ầm ầm hơn 30 -40% hà cớ gì CPI chỉ tăng có 1.17%.

Nguồn ảnh:bee.net.vn

Tổng cục thống kê,trong công bố ngày 23/7/2011 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 7 tăng cao hơn 1.17% so với tháng 6 kéo theo mức lạm phát 7 tháng đầu năm lên tới 14.6%

Tiêu dùng - trong quan niệm của số đông người lao động, với mức thu nhập hiện nay, cũng mới chỉ đủ loanh quanh cho nhu cầu ăn - ở. Vì thế mức tăng chỉ số tiêu dùng (CPI) họ cũng có thể tự đo và thống kê được bằng số tiền tăng thêm hàng tháng cho tiền điện; mua xăng đi làm và khỏan tiền đi chợ trong tổng thu nhập của gia đình hàng tháng; hàng quý.

Thực tế, chi phí cho nhu cầu lương thực, thực phẩm hằng ngày của đại bộ phận dân chúng hiện nay mới là mối quan tâm hàng đầu của họ.Còn cái đồ uống,thuốc lá,giải trí,thiết bị gia đình (tivi,tủ lạnh,máy điều hòa… ) cũng không nằm trong mối quan tâm của họ trong thời điểm hiện nay.Vậy mà rổ CPI do Tổng cục đang áp dụng hiện nay như sau:

Các nhóm hàng & dịch vụ - Quyền số %
Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng: 100.00
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống: 39.93
1.Lương thực: 8.18
2.Thực phẩm: 24.35

3.Ăn uống ngoài gia đình: 7.40

II. Đồ uống và thuốc lá: 4.03

III. May mặc, mũ nón, giày dép: 7.28

IV. Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng: 10.01
V. Thiết bị và đồ dùng gia đình: 8.65
VI. Thuốc và dịch vụ y tế: 5.61
VII. Giao thông: 8.87
VIII. Bưu chính viễn thông: 2.73
IX. Giáo dục: 5.72
X. Văn hoá, giải trí và du lịch: 3.83
XI. Hàng hoá và dịch vụ khác: 3.34

Nên chi cái cân thịt,con cá,kí gạo lên giá gấp rưỡi gấp đôi là họ méo mặt,biết đâu cái giá máy điều hòa,tủ lạnh đang giảm kìa.Vậy có tức cười quá không khi Tổng cục thống kê đang cố gắng giúp Chính phủ kéo giảm không cho tăng cái con CPI đang lồng vào trong bao tử người dân khi đưa cái quyền số lương thực thực phẩm chỉ còn 32.53% trong rổ CPI?

Nhớ đến cái hệ số Engel (ông này cũng là người Đức,là nhà xã hội học chứ không phải ông Engel bạn của Marx đâu nha).Hệ số này là tỷ lệ phần trăm chi phí mà một gia đình dành cho lương thực thực phẩm trên tổng chi tiêu của họ.Thông thường,hệ số Engel của cư dân một khu vực hay một quốc gia bình quân vượt quá 60% thị họ được tính là cư dân nghèo,từ 50% - 59% là no đủ,từ 40 % - 49% là khá giả,từ 30% - 39% là tương đối giàu,từ 20% - 29% là giàu có và dưới 20% là rất giàu.

Theo tài liệu thống kê năm 2006, ở Châu Á quốc gia có hệ số Engel thấp nhất là Singapore chiếm 23%. Singapore được biết như là một quốc gia giàu có vì GDP bình quân đầu người xếp vị trí số một của Châu Á.

Vị trí thứ hai là Hàn Quốc chiếm 22.7%. Hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ chi phí dành cho ăn uống thấp, mặt khác nước này còn có tỷ lệ chi phí dành cho giáo dục cao nhất thế giới.

Trung Quốc sau khi tổ chức thế vận hội olympic Bắc Kinh thì hệ số chiếm 43%, giảm trên 10% so với 10 năm trước nên có thể thấy mức thu nhập đang được nâng cao.

Hệ số Engel của Nhật Bản đứng vị trí thứ ba ở Châu Á chiếm 23.2%. 10 năm trước đây Nhật Bản đứng vị trí đầu ở Châu Á nhưng giờ đã bị Singapore và Hàn Quốc qua mặt.
Quốc gia có hệ số Engel thấp nhất thế giới là Mỹ chiếm 14.9%. Các nước Châu Âu có rất nhiều quốc gia còn thấp hơn Nhật Bản.
Gần đây Việt Nam sắp hạ xuống mức 50%

Sắp hạ,có thể là chưa hạ.Với thời bão giá này,không chừng còn tăng hơn 60%.Vậy thì lý gì Tổng cục thống kê lại cho lương thực thực phẩm chỉ có tiếng nói trong chưa đầy 33%.

Với hơn 70% dân số là nông dân,cộng thêm thành thị có công nhân,sinh viên,lao động chân tay,buôn bán nhỏ,dứt khoát họ không đồng ý với cái 33% đó.Nó chỉ là thứ thuốc giảm đau gây ngủ mà thôi.

Vậy CPI hay là Engel đây?

ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN VÀ ĐÁNH GIÁ NGƯỜI KHÁC.

NOBUHIRO HOTTA (Chủ tịch tập đoàn JP - Cloud)

Xin chào các bạn.

Có lẽ chỉ bản thân các bạn mới hiểu rõ được việc nào là của bản thân mình. Và chỉ các bạn mới có thể tự đánh giá bản thân mình như thế nào một cách khách quan và bình tĩnh.

Hai nhà tâm lý học của Mỹ là Josef và Harry đã phát hiện ra " 4 cửa sổ tâm lý ". Vì vậy, mọi người đã lấy tên của hai nhà tâm lý đó và gọi là " cửa sổ Johari ".

Tâm lý và hành động của con người được phân chia thành bốn cửa số mà người khác có thể nhìn thấy mình và bản thân có thể nhìn thấy mình.

Cửa sổ thứ nhất được gọi là " cửa sổ công khai " bao gồm những thông tin về bản thân được công khai mà cả mình và người khác đều có thể nhìn thấy.

Cửa sổ thứ hai được gọi là " cửa sổ điểm mù " bao gồm những điều mà người khác hoàn toàn có thể nhìn thấy mình, nhưng chính bản thân mình lại không thể nhìn thấy hay nhận ra được.

Cửa sổ thứ ba được gọi là " cửa sổ bí mật " bao gồm những điều mà chỉ có riêng bản thân mình mới biết, mình cố gắng che đậy không muốn cho người khác thấy.

Cửa sổ thứ tư được gọi là " cửa sổ chưa biết " bao gồm những điều mà chính bản thân mình và người khác chưa biết đến và cũng chưa có ai khám phá ra những tiềm năng đó.

Con người nếu có thể tiếp xúc với "cửa sổ công khai " mà cả bản thân mình và người khác đều biết đến thì sẽ thể hiện được chính mình và mối quan hệ giữa người với người cũng sẽ trở lên tốt đẹp hơn. Cửa sổ này càng được mở lớn thì sẽ tốt hơn so với 3 cửa sổ khác.

Các bạn nghĩ hiện tại cửa sổ nào đang lớn?

Những điều người khác đánh giá bạn chưa hẳn là chính xác. Ví dụ ở công ty, trường hợp cấp trên đánh giá cấp dưới cũng giống như vậy. Nếu có việc bị nhìn nhầm thì cũng có việc sẽ bị bỏ qua.

Chúng ta gần như không có khả năng đánh giá chính xác về năng lực của người khác, hay hạn chế bởi sự tồn tại của bản thân mà người khác không thể nhìn thấy. Có lẽ chỉ có thần thánh ở trên trời luôn nhìn xuống chúng ta mới có thể hiểu được.

Nếu có người đánh mất tinh thần làm việc và than thở rằng mình đã bị đánh giá thấp thì có lẽ là do bản thân có một phần đang che đậy chứ không phải là cấp trên không có mắt nhìn.

Hãy thể hiện những gì bản thân mình đang có. Và hãy tin tưởng vào chính mình, không cần để ý đến sự đánh giá của người khác, nếu mình cố gắng nổ lực hết khả năng của mình thì nhất định sẽ được người khác đánh giá.

Tôi luôn tự nhủ với chính mình như thế.
 Cảm ơn.

June 14, 2011

Nguồn:hottaword.vn

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

HEHE.ĐỤC BỎ THƠ BÁC HỒ.

Phạm Xuân Nguyên



Nguyễn Bắc Sơn &Phạm Xuân Nguyên bên tấm bia khăc thơ Bác

Cách đây vài tháng mình đã có bài “Ai đục bỏ lòng yêu nước” kể chuyện Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê (Lạng Sơn) đã bị đục bỏ mấy chữ “Trung Quốc xâm lược“. Chuyện này do Mr. Do kể lại và đã gây sốc rất nhiêu người. Cứ tưởng đây là chuyện hi hữu, có một không hai. Không ngờ tại đền thơ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết ở thành phố Vinh (Nghệ An), tấm bia khắc thơ Hồ Chủ tịch đã bị đục bỏ chỉ vì lời yêu nước chống Tàu của Bác. Tệ hại hơn, tấm bia khắc công trạng của vua Quang Trung cũng bị đục bỏ, vì đó là công trạng chống Tàu. Thật kinh khủng khiếp.

Kể từ 30/6 blog mình không đăng bài người ngoài. Bài viết của Phạm Xuân Nguyên là một ngoại lệ, một ngoại lệ vô cùng cần thiết.

Nguyễn Huệ là kẻ phi thường

Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu

Ông đà chí cả mưu cao

Dân ta lại biết cùng nhau một lòng

Cho nên Tàu dẫu làm hung

Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà

Cả đoạn thơ viết về Nguyễn Huệ trên đây của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã được khắc vào tấm bia đá đặt ở đền thờ “người anh hùng áo vải” trên núi Dũng Quyết ở thành phố Vinh (Nghệ An). Đền này được khánh thành năm 2008. Đi vào cổng đền, qua bình phong tứ trụ, là hai nhà bia nhìn vào nhau. Nhà bia bên trái khắc “Công trạng vua Quang Trung”. Nhà bia bên phải khắc “Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Quang Trung”, chính là đoạn thơ này. Đứng trên đỉnh núi lộng gió, đưa mắt nhìn toàn cảnh một vùng sơn thủy hữu tình địa linh nhân kiệt xứ Nghệ, đọc tấm bia khắc những lời người anh hùng dân tộc thế kỷ XX ca ngợi người anh hùng dân tộc thế kỷ XVIII tôi thấy lòng mình cảm khái vô cùng. Hồ Chí Minh không chỉ ca ngợi Nguyễn Huệ. Ông ca ngợi khối đoàn kết toàn dân, khi “vua hiền tôi sáng” biết ở giữa nhân dân, dựa vào sức dân, nhân mạnh lên sức của dân, để giữ nước và xây nước. Ông vua nào, nhà cầm quyền nào, thể chế nào có được, và giữ được, và phát huy được sức mạnh đó, thì sẽ bền vững và xứng đáng với dân tộc, giống nòi. “Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà” – đó là một chân lý truyền đời.





Những người làm văn hóa ở Nghệ An đã có công khi chọn được đoạn thơ của Hồ Chí Minh viết về Nguyễn Huệ và thuyết phục được các cấp lãnh đạo, quản lý chấp nhận khắc ghi nó lên tấm bia ở đền thờ. Tôi nói “thuyết phục” vì trong một lần về thăm đền tôi nghe phong thanh chừng như là đang có ý kiến cho rằng mấy câu thơ ấy “nhạy cảm”, dẫu là của cụ Hồ nhưng trong hoàn cảnh “tế nhị” hiện nay của quan hệ Việt-Trung thì khắc nó lên bia, bày nó ra giữa thanh thiên bạch nhật là không lợi. Ôi, chỉ mới nghe phong thanh thế thôi tôi đã bực mình, tức giận. Sao lại có thể hèn nhát đến vậy! Tôi nghĩ, đó chỉ là một vài ý kiến của ai đó, sẽ không được chấp nhận. Tôi tin, tấm bia khắc những câu thơ viết về Nguyễn Huệ của Hồ Chí Minh sẽ đứng mãi ở đền thờ Quang Trung, trên núi Dũng Quyết, giữa đất trời Nghệ An, đất trời Việt Nam, để tỏa sáng một chân lý của người Việt Nam, nước Việt Nam.

Hỡi ôi, lời phong thanh đã thành sự thực, niềm tin của tôi đã bị dập tắt phũ phàng. Khi viết bài này tôi đã gọi điện về Vinh nhờ một tiến sĩ văn học lên tận đỉnh núi Dũng Quyết, vào tận đền thờ Quang Trung, xem tận mắt tấm bia khắc lời Hồ Chí Minh viết về Quang Trung có còn nguyên đó không. Điện báo ra là đã thay, đã thay rồi chú ơi! Cháu gửi ảnh ra ngay cho chú đây.



Tấm bia bên trái khắc “Công trạng vua Quang Trung” đã bị đục bỏ, thay bằng bài “Tưởng niệm Hoàng đế Quang Trung” của Vũ Khiêu.




Thơ yêu nước của Hồ Chí Minh đã bị đục bỏ, thay bằng đoạn trích chiếu của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chọn đất đóng đô.

Và nhìn những tấm ảnh chụp mới tức thì, tôi không tin vào mắt mình nữa. Tấm bia bên trái khắc “Công trạng vua Quang Trung” đã thay bằng bài “Tưởng niệm Hoàng đế Quang Trung” của Vũ Khiêu. Còn ở tấm bia bên phải, những lời của Hồ Chí Minh đã bị đục bỏ, thay bằng đoạn trích chiếu của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chọn đất đóng đô. Tôi đã điện hỏi kỹ người chụp đây có phải là thay bia mới vào bia cũ, hay là chỉ đục bỏ văn bia, thay bài mới. Anh cho biết đã hỏi người trông coi đền thờ thì họ nói là chỉ đục bỏ chữ, thay văn bia, chứ không thay bia.

Vậy là đã rõ.

Lý do việc đục bỏ văn bia lời Hồ Chí Minh là sợ Tàu! (Hãy gọi là Tàu như trong đoạn thơ của ông Nguyễn). Đau xót, nhục nhã biết bao! Chẳng lẽ trên khắp nước Nam cái gì nói đến lịch sử oai hùng của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc từ xưa đến nay đều là phải né tránh, cấm đoán?

Nhưng chính quyền tỉnh Nghệ An phải có trách nhiệm trả lời cho đồng bào cả nước biết rõ ràng, công khai, vì sao có sự đục bỏ văn bia ghi lời Hồ Chí Minh viết về Quang Trung tại đền thờ Quang Trung trên núi Dũng Quyết? Ai đưa ra chủ trương này? Một việc hệ trọng, thiêng liêng như vậy đã được quyết định ở cấp nào, theo nghị quyết nào của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, hay của Bộ VH-TT-DL, hay của một cấp cao hơn nữa?

Bởi vì tôi được biết, để chọn được đoạn thơ của Hồ Chí Minh và quyết định khắc vào bia dựng ở đền thờ Quang Trung là phải có cả một quá trình từ người chuyên môn đến nhà chính trị lựa chọn, cân nhắc và quyết định. Khắc bia rồi đục bia, xưa hay nay, đều là chuyện nghiêm trọng.

Nếu hôm nay người ta không dám ca ngợi anh hùng dân tộc của mình trên đất nước mình, thì ngày mai người ta sẽ thóa mạ ai?

Nếu hôm nay người ta đục bỏ lời của Hồ Chí Minh, thì ngày mai người ta giữ lại cái gì?

Đục bỏ những lời Hồ Chí Minh viết về Nguyễn Huệ tại đền thờ Quang Trung vì lý do sợ ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao nước láng giềng là xúc phạm cả Nguyễn Huệ, cả Hồ Chí Minh, cả toàn thể nhân dân Việt Nam. Hơn lúc nào hết, trong những ngày này, những lời ca ngợi sức mạnh đoàn kết toàn dân để giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ dân tộc trong những lời thơ Hồ Chí Minh viết về Nguyễn Huệ đang rất cần được vang lên mạnh mẽ và thống thiết!

Dân ta lại biết cùng nhau một lòng

Cho nên Tàu dẫu làm hung

Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà

Hà Nội 23.7.2011

P.X.N

Nguồn:quechoa.info

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

VĂN MINH THẾ ẤY VĂN MINH CỰC.



Chúng ta đang xây dựng một xã hội dân (được khiêng như ông) chủ, công bằng (chân nào tay nào cũng được túm), văn (như đại úy) minh.

TẠI SAO QUAN CHỨC TRUNG QUỐC THÔ LỖ,XẤC LÁO.




Xin lỗi các bạn vì cái tựa đề hơi xúc phạm đó, nhưng tôi có lí do. Vài câu chuyện xảy ra gần đây cho chúng ta thấy một số quan chức Trung Quốc rất ư là mất lịch sự, thô lỗ, láo xược, đến độ chỉ có thể nói là mất dạy. Bài tản mạn này nhằm lí giải tại sao họ tỏ ra mất dạy như thế.



Tính thô lỗ của các quan chức Trung Quốc hình như thể hiện ở các cấp. Chẳng những thế, ngôn ngữ của họ rất thô và rất trực tiếp. Chẳng hạn như trong hội nghị về an ninh biển Đông diễn ra ở Washington vừa qua, một học giả Trung Quốc tên là Chu Hạo hỏi một diễn giả Việt Nam rằng có phải do có Mĩ mà đoàn Việt Nam ”mạnh miệng” hay không? Trước đó, một vài tướng lãnh và bình luận gia Trung Quốc xuất hiện trên đài truyền hình hăm dọa ”tát Việt Nam”, ”dạy Việt Nam” một bài học. Điều đáng ngạc nhiên là ngôn ngữ họ dùng trên đài truyền hình cực kì thô lỗ, đến nổi chúng ta ngạc nhiên không hiểu mấy người này còn bao nhiêu tế bào trí tuệ nào trong đầu.

Nhưng mới đây, ngay cả những người trong ngành ngoại giao, thậm chí cấp tổng tham mưu trưởng, mà cũng tỏ ra rất ư là thô lỗ. Chúng ta biết rằng Chính phủ Phi Luật Tân cấm một quan chức ngoại giao Trung Quốc không được tham dự vào những đàm phán về vấn đề biển Đông. Lí do chính phủ Phi đi đến quyết định mạnh như thế là vì ông quan chức ngoại giao trên tỏ ra quá mất lịch sự. Mới đây nhất, trong một cuộc họp báo ở Hàn Quốc, ông tướng họ Trần của Trung Quốc dành ra gần 15 phút trong bài diễn văn của mình để ... nói xấu Mĩ. Giới báo chí Hàn Quốc và quốc tế ngỡ ngàng trước thái độ hằn học và thiếu ngoại giao của kẻ mang hàm đại tướng tổng tham mưu trưởng quân đội của một nước đông dân nhất thế giới tự xưng mình là trung tâm của vũ trụ!

Tất cả những người tôi vừa đề cập đến đều có một mẫu số chung: người Trung Quốc. Cái mẫu số chung thứ hai là họ có học, không phải những kẻ ngu dốt. Có người giữ chức bộ trưởng quốc phòng. Có kẻ là quan chức ngoại giao. Có người là bình luận gia. Còn những tên hăm dọa “dạy bài học” là tướng lãnh. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại mất lịch sự, thậm chí thô lỗ như thế? Tôi nghĩ đến những nguyên nhân sau đây:

Lí do đầu tiên là mất dạy. Đối với người Việt chúng ta (và có lẽ người Trung Hoa cũng thế), nếu một đứa trẻ tỏ ra vô lễ với người chung quanh, chúng ta thường nói: đồ mất dạy. Câu này hàm ý nói cha mẹ chúng không dạy con những qui ước giao tiếp xã hội, không dạy chúng những lẽ phải điều hay, nên chúng hành xử trái với đạo đức xã hội. Cũng có thể cha mẹ chúng không biết điều sai lẽ phải. Nhưng nói chung, thô lỗ xuất phát từ sự mất dạy. Các quan chức Trung Quốc có "cha mẹ" là chính quyền và Đảng cộng sản TQ. Vì thế, “mất dạy” ở đây có thể là họ không được đảng và nhà nước TQ dạy dỗ cách hành xử với đời. Nhưng cũng có thể chính Nhà nước và Đảng cộng sản TQ cũng mất dạy.

Lí do thứ hai là do cô lập. Người thô lỗ thường cảm thấy cô lập với người chung quanh. Người ta thường tỏ thái độ vô lễ và vô giáo dục trên internet, email, hay trên điện thoại. Lí do đơn giản là người ta cảm thấy không có liên hệ gì với người khác, nhất là trong thế giới mạng người ta nghĩ rằng có thể hành xử như một kẻ vô danh. Những quan chức tỏ ra thô lỗ với Việt Nam hiện nay là một dấu hiệu cho thấy họ và đất nước họ rất cô đơn. Thật vậy, ngày nay chẳng ai còn có cảm tình với Trung Quốc. Từ Phi châu, sang Mĩ châu, đến Âu châu, Úc châu, và Á châu, chẳng ai tin vào Trung Quốc. Ai cũng thấy đây là một gã khổng lồ nói một đằng làm một nẻo. Người ta khinh gã khổng lồ chuyên nói láo và vô lễ. Gã khổng lồ này thật sự rất cô đơn, và những gì quan chức họ thể hiện chính là một triệu chứng của hội chứng cô đơn đó.

Lí do thứ ba là họ đau khổ. Người thô lỗ muốn người khác cảm thấy đau khổ vì bản thân họ đau khổ. Những kẻ thô lỗ với người khác bản thân họ có tính xấu. Đó là cái bệnh và họ đau khổ với bệnh xấu tính. Họ muốn phóng thoát căn bệnh đó cho người khác, bằng cách tỏ ra thô lỗ như là một cách giải tỏa tâm thần. Họ đang đau khổ với sự bất công ở trong nước; họ đang đối đầu với những cuộc nổi dậy ở trong nước; họ đang đau đầu với di sản Thiên An Môn. Nói chung, Trung Quốc như là một gã khổng lồ đang đau khổ. Cách hành xử thô lỗ và lưu manh của họ hiện nay chính là một cách giải tỏa nỗi đau đến nước khác.

Lí do thứ tư là muốn gây ấn tượng "người hùng". Người thô lỗ thường muốn tỏ ra mình mạnh khi nói điều thô lỗ. Chúng ta đã thấy những kẻ lưu manh trong sân trường hay ngoài xã hội (tiếng Anh hay gọi là bully). Đây là triết lí lưu manh. Kẻ thô lỗ muốn hăm dọa và gây sợ hãi cho đối phương, với hi vọng đối phương sẽ qui phục chúng. Do đó, những kẻ thô lỗ thường có cái vỏ bọc to tướng bên ngoài nhưng trong người là một đứa bé. Đứa bé lúc nào cũng sợ hãi, thiếu tự tin, nhưng chúng không dám để lộ ra những bản tính đó. Suy luận từ lí do này, chúng ta có thể nói các quan chức, tướng lãnh Trung Quốc đã và đang hăm dọa Việt Nam, chính họ là những kẻ yếu. Cái yếu hiển nhiên là bộ não và tri thức. Vì thiếu tri thức, thiếu lí lẽ, nên ngữ vựng của họ chỉ gói gọn trong những câu chữ đe dọa của kẻ du côn, và ý tưởng của họ chỉ là đánh đấm chứ không phải lí luận. Có thể nói rằng những kẻ này là thuộc nhóm mà tiếng Anh gọi là intellectually disable people – tức những người bị tàn tật về tri thức.

Lí do thứ năm là "cái tôi" quá lớn. Người thô lỗ muốn cái tôi của mình lớn hơn thực tế. Nếu một người nổi tiếng vì tính thô lỗ như ông Trần đại tướng tổng tham mưu trưởng của Trung Quốc chẳng hạn, thì đó là dấu hiệu cho thấy ông đang muốn xây dựng cho mình một “cái tôi” (ego). Vấn đề là khi họ cố tạo cái tôi và hòa quyện nó với cá tính của họ, vấn đề trở nên một bệnh trạng. Thật vậy, thô lỗ là một căn bệnh. Họ bệnh vì cảm thấy mình cô đơn, và chỉ có cách họ liên lạc với người ngoài là bằng cách phóng đại cái tôi của mình cho thật lớn. Những quan chức Trung Quốc đang lớn tiếng hăm dọa Việt Nam chính là những kẻ bệnh hoạn.

Lí do thứ sáu là do bệnh lí. Bệnh của những người thô lỗ có thể do bẩm sinh di truyền. Thử xem qua những kẻ quen thói hống hách, du đãng, sát nhân, v.v., khi những kẻ du côn được hỏi tại sao họ hành hung người khác hay hành xử lưu manh, họ nói vì thấy nạn nhân khóc, và thấy đó là một “thành quả” của hành động lưu manh của mình. Suy ra từ tâm lí này, những kẻ thù phương Bắc đang lớn tiếng hung hãn đe dọa Việt Nam sẽ còn tiếp tục thái độ thô lỗ nếu Việt Nam mềm dẽo với chúng, hay nhường nhịn chúng (không dám nói lại). Mềm thì nắn, còn rắn thì buông. Chúng ta chỉ không nói lại khi kẻ hung hãn là một kẻ điên, nhưng nếu chúng không điên thì chúng ta cần phải dạy cho chúng biết thế nào là lịch sự và thế nào là thô lỗ.

Điều ngạc nhiên là dân tộc Trung Hoa có một nền văn minh lâu đời, một nền văn học tuyệt vời, nhưng lại sản sinh ra những quan chức quen thói lưu manh, thô lỗ. Với một cái gốc văn minh và văn hóa như thế, tại sao những người Trung Hoa hiện tại tỏ ra vô giáo dục như thế. Thật ra, câu hỏi này có lẽ không cần thiết, bởi vì trong các thế kỉ trước, các vua chúa Trung Quốc cũng đều tỏ ra cực kì vô lễ, xấc xược, và hỗn láo với vua chúa Việt Nam. Thử đọc những trao đổi giữa họ và các vua chúa ta thì biết: vua chúa họ dùng những ngôn ngữ rất ư là ngạo mạn, trịch thượng với hoàng đế nước ta. Do đó, dù họ có một nền văn minh lâu đời, nhưng cách hành xử của họ với ta đã có truyền thống … mất dạy. Chúng ta không nên ngạc nhiên khi các quan chức Trung Quốc ngày nay ăn nói rất ư là là trịch thượng và xấc láo với Việt Nam. Điều này chứng tỏ bản chất trịch thượng và mất dạy của họ đã thấm vào máu, thành gien (gien thô lỗ), và truyền từ đời này sang đời khác.

Nói tóm lại, thói ăn nói thô lỗ, xấc láo và lưu manh của các quan chức Trung Quốc (từ quan chức ngoại giao đến quan chức quốc phòng) là biểu hiện của một nền giáo dục xuống cấp và vô đạo đức. Được rèn luyện trong hệ thống đó cùng với thừa hưởng gien thô lỗ và du côn của cha ông họ, họ trở nên những kẻ đau khổ và cô đơn trên trường quốc tế. Hiểu được “căn bệnh” đó, tôi thấy rất đồng ý với nhiều người có kinh nghiệm “mềm nắn rắn buông” khi đương đầu với Trung Quốc, nhưng tôi muốn thêm rằng chúng ta tỏ ra rắn cũng chưa đủ, mà phải tỏ ra tôn trọng dân mình. Nếu người Việt không tôn trọng người Việt thì ai tôn trọng người Việt?

NVT

Nguồn:nguyenvantuan.net

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

MỘT NỀN Y HỌC BỊ CHÍNH TRỊ HÓA.

Hiếm thấy một thời đại nào mà y giới bị khinh như ngày hôm nay. Những gì xảy ra ở bệnh viện Năm Căn có lẽ là một sự tức nước vỡ bờ. Có đồng nghiệp nói đó là một nền “y khoa đổ vỡ”, nhưng tôi cho rằng đó một nền y học bị chính trị hóa. Vâng, chính vì y học bị chính trị hóa nên mới thảm hại như hiện nay.

Cái quá trình chính trị hóa y học ở ta xảy ra một cách toàn diện. Nó bắt đầu ngay từ khâu tuyển sinh, đến khâu học tập và kéo dài đến khi ra trường và hành nghề. BS Đỗ Hồng Ngọc trong một bài nói chuyện ở Long Hải gần đây kêu gọi (ai?) phải quan tâm đến “đầu vào”, “hộp đen” và “đầu ra”. Nhưng tôi e rằng ông không nói hết hay tránh né không nói đến sự chính trị hóa trong 3 khâu ông nói đến. Tôi nghĩ rằng những hiện tượng tiêu cực trong ngành y chúng ta đang chứng kiến ngày nay chính là hậu quả của quá trình chính trị hóa y học. Nói như nhà thơ Đỗ Trung Quân:

Chúng ta đang gặt một mùa bội thu sự vô cảm

Vì chúng ta gieo nó

Chúng ta phó mặc cho định mệnh vì chúng ta không tin gì cả.

Chúng ta quen nói dối

Chính trị hóa được gieo mầm ngay từ khi tuyển sinh. Chúng ta chưa quên chính sách hồng hơn chuyên sau 1975. Hồng là đỏ, là cách mạng. Chuyên là chuyên môn. Hồng hơn chuyên là có nhân thân cách mạng tốt hơn có tài chuyên môn. Chính sách hồng hơn chuyên thực chất là một sản phẩm của chủ nghĩa lý lịch. Chủ nghĩa lý lịch hoàn toàn nhất quán với chính sách chính trị thống lãnh giáo dục. Chúng ta còn nhớ sau 1975, lý lịch sinh viên học sinh được chia thành 14 bậc. Con cái của “ngụy” ở bậc thứ 13 hay 14. Ở bậc này cũng đồng nghĩa với không được vào học y khoa dù có điểm cao. Bao nhiêu nhân tài chỉ vì cái tội con cháu của ngụy bị đẩy ra ngoài. Thay vào đó, con cháu cách mạng dù điểm thấp vẫn được vào học y khoa. Điểm 2, 3 cũng được vào trường y. Đã có người sửa điểm thành 25, 30. Một xã hội xem thường tài năng thì làm sao khá được. Hậu quả là chúng ta có vài thế hệ bác sĩ tồi và giáo sư “dỏm” như ngày nay.

Sẽ là rất sai lầm nếu nghĩ rằng chủ nghĩa lý lịch đã chấm dứt. Cái “đầu vào” mà BS Đỗ Hồng Ngọc không muốn hay không dám nói đến là gì? Tôi xin nói thay ông, đó là những “cử tuyển”, “chuyên tu”, “bồi dưỡng”. Đó là những mã ngữ mà nhiều người khó có thể hiểu nổi. Nói thẳng ra, mỗi năm người ta đưa ra một danh sách “sinh viên”được cử đi học y khoa, trường đại học không thể từ chối. Không thể từ chối vì đó là lệnh. Chưa nói đến chuyên tu. Dân gian có câu nhạo báng “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”, nhưng trớ trêu thay, chuyên tu và tại chức có quyền hơn chính quy. Có quyền là vì họ là người của Đảng. Đảng tin họ. Có mấy ai biết rằng chính những bác sĩ chuyên tu là những người đang nắm quyền sinh sát ngành y. Hãy nhìn quanh xem, giám đốc các sở y tế là ai, nếu không là chuyên tu. Họ nắm quyền từ cấp trung ương đến địa phương.

Quá trình chính trị hóa tiếp tục trong trường y. Sinh viên y ngày nay phải học những môn học xa lạ với y khoa. Chủ nghĩa Mác Lê. Tư tưởng Hồ Chí Minh, dù ông chưa bao giờ tự nhận rằng mình có tư tưởng. Lịch sử Đảng CSVN. Tôi không rõ có trường y nào trên thế giới dành một thời lượng 20% để dạy những môn học như trên. Dĩ nhiên là ngoại trừ Trung Quốc, cái nước mà giới lãnh đạo chúng ta răm rắp làm theo cứ như là một học trò bé nhỏ trung thành. Dù ai cũng có thể thấy những môn học đó chẳng liên quan gì đến nghề y, nhưng nó vẫn được giảng dạy như là những môn học bắt buộc. Biết được chủ nghĩa Mác Lê, hay tư tưởng Hồ Chí Minh, hay lịch sử Đảng có làm cho người bác sĩ có tay nghề cao trong việc điều trị bệnh? Chắc chắn không. Vậy thì đừng hỏi tại sao kiến thức chuyên môn của bác sĩ ngày nay quá thấp.

Chủ nghĩa Mác Lê dựa vào đấu tranh giai cấp. Do đó, cái giá của sự ưu tiên cho học chính trị là sự suy đồi đạo đức y khoa. Một sinh viên mới vào trường y đã được nhồi nhét những thông tin vế đấu tranh giai cấp, về kẻ thù, về phản động … thì đừng trách sao đầu óc của họ được uốn nắn để trở thành những kẻ chỉ biết đến Đảng và đấu tranh, chứ chẳng quan tâm đến bệnh nhân. Vậy thì đừng hỏi tại sao bác sĩ mới ra trường non choẹt nhưng đã bắt đầu hoạnh họe bệnh nhân và tự xem mình là ông quan, ăn trên ngồi chốc. Thử hỏi có bác sĩ chân chính nào vô tâm đến nỗi để cho thân nhân quỳ lạy mà vẫn vô tư bỏ đi ngủ và để cho bệnh nhân phải chết? Đó là kẻ sát nhân, chứ đâu phải “bác sĩ”. Cũng đừng trách tại sao sinh viên mới học 1,2 năm trong trường y đã bi bô khoe khám chỗ kín của phụ nữ. Khoe ngay trên mặt báo. Họ còn dùng chữ “chị em”. Thật chưa bao giờ đất nước này có những sinh viên y khoa mất dạy như thế. Tôi khẳng định dùng chữ mất dạy hoàn toàn chính xác trong tình huống vừa nói trên. Nhớ ngày xưa khi theo thầy vào phòng mổ, một đứa bạn nay là một nhà phẫu thuật tài ba ở Mỹ lỡ lời thốt lên một câu khiếm nhã về cái chân của bệnh nhân, sau đó bị thầy tán cho một bạt tay nhớ đời và cả đám lãnh đủ một bài giảng moral. Vậy mà bây giờ có những sinh viên y khoa không ý thức được thiên chức của nghề y và sự tin tưởng của xã hội để lên báo chí thốt lên những câu chữ chỉ có thể mô tả là mất dạy. Những sinh viên này không nên hành nghề thầy thuốc vì bộ não của họ đã bị đầu độc bởi những vi khuẩn hạ tiện.

Thật khó nói có nơi nào trên thế giới mà người ta lẫn lộn giữa cán bộ y tế và bác sĩ. BS Đỗ Hồng Ngọc nói đến Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch khẳng định mục tiêu đào tạo “Bác sĩ tổng quát hướng về cộng đồng”. Nếu mục tiêu là hướng về sức khỏe cộng đồng thì tại sao trường có tên là “Đại học Y khoa”? Tại sao không gọi là Trường cao đẳng y tế cộng đồng cho phù hợp hơn? Thật ra, tiền thân của trường là Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố, một cái tên rất thích hợp. Khó định nghĩa khái niệm bác sĩ tổng quát hướng về cộng đồng vì chẳng ai định nghĩa đó là bác sĩ loại gì. Đối tượng của nghề y là người bệnh — con người và bệnh. Đối tượng của cán bộ y tế là cộng đồng, sức khỏe cộng đồng. Bác sĩ có thể là cán bộ y tế, nhưng cán bộ y tế không thể là bác sĩ. Lầm lẫn giữa y khoa và y tế dẫn đến sai lầm trong triết lý đào tạo. Trong thực tế, ai cũng biết trung tâm từng là cái nôi dành cho con em của quan chức, cán bộ. Mang tiếng là phục vụ cộng đồng, nhưng trong thực tế họ đều quanh quẩn trong các bệnh viện. Hậu quả là chúng ta có 15 thế hệ nửa thầy (bác sĩ) nửa thợ (cán bộ y tế). Khó tưởng tượng có nơi nào có hệ thống đào tạo quái gở như thế.

Quá trình chính trị hóa nghề y còn diễn ra sau khi sinh viên tốt nghiệp trường y. Cũng như bất cứ cơ quan công nào, bệnh viện cũng có chi bộ của Đảng. Chi bộ đảng dĩ nhiên chỉ dành cho Đảng viên. Chi bộ có bác sĩ nhưng cũng có những người ngoài y giới, như tài xế lái xe. Những người ngoài y giới cũng có tiếng nói như bác sĩ khi họ ngồi trong chi bộ. Người có quyền nhất trong bệnh viện không hẳn là giám đốc mà là bí thư chi bộ. Bí thư chi bộ trên danh nghĩa là chính trị viên, nhưng lại can thiệp vào những vấn đề chuyên môn liên quan đến y khoa! Tiếng nói chuyên môn không có giá trị bằng tiếng nói của Đảng. Thật trớ trêu. Thật quái đản. Một nền y khoa bị chính trị hóa.

Y khoa không phân biệt thù hay bạn. Người thầy thuốc chân chính không phân biệt bệnh nhân mình là phía bên kia hay bên này, không phân biệt người đó theo đạo gì, hay theo chủ nghĩa gì, không phân biệt thành phần xã hội. Tất cả đều được đối xử như nhau. Nhưng rất tiếc cái lý tưởng cao cả và phổ quát đó đã bị chính trị vứt bỏ một cách không thương tiếc. Chính vì thế mà ngày nay chúng ta có những khu đặc trị dành cho cán bộ cao cấp, biệt lập với khu dành cho thường dân. Đó không phải là ăn trên ngồi chốc thì là gì? Đó có phải là lý tưởng cách mạng? Nhưng sự phân biệt này đâu chỉ xảy ra mới đây. Nó còn tàn nhẫn hơn ngay từ ngày 30/4/1975. Hãy nhớ rằng ngày 30 tháng Tư năm 1975 bệnh nhân trong Quân y viện Cộng Hoà bị đuổi ra khỏi viện. Anh mù cõng anh què. Anh đổ ruột vịn vai anh cụt tay. Đó là thời điểm người Sài Gòn biết được y đức của nền y học mới. Đó là loại y đức bị chính trị hóa.

Hậu quả của quá trình chính trị hóa từ khâu tuyển sinh, giảng dạy và tốt nghiệp là nhiều thế hệ bác sĩ có trình độ chuyên môn thấp. Mấy năm trước tôi đọc thấy ở Mỹ mỗi năm có hàng trăm ngàn bệnh nhân chết do sai sót trong y khoa. Một nền y học tuyệt vời và nhân bản như Mỹ mà còn như thế thì ở nước ta câu hỏi là đã có bao nhiêu người chết vì sự phân biệt trong điều trị? Những gì xảy ra ở bệnh viện Năm Căn và hàng ngày trên khắp nước chỉ là những “thành quả” đã được gieo giống từ rất lâu. Hậu quả cũng là hàng ngàn giáo sư dỏm, tiến sĩ dỏm, dỏm đến độ người dân khinh.

Chính trị hóa y khoa đã xảy ra rất lâu chứ không phải mới đây. Nó còn được luật hóa. Điều 41 trong Hiến pháp ghi: “Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình và xã hội cùng với nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”. Điều 37 ghi: “Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng chỉ đạo sự phát triển của xã hội Việt Nam. Nhà nước tuyên truyền, giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối chính sách của đảng Cộng Sản Việt Nam […] chống các tư tưởng phong kiến, tư sản và ảnh hưởng của văn hóa đế quốc, thực dân; phê phán tư tưởng tiểu tư sản; xây dựng nếp sống xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ nếp sống lạc hậu, bài trừ mê tín, dị đoan”. Như thế, việc chính trị hóa y khoa không có gì đáng ngạc nhiên vì nó nằm trong chính sách của Đảng được hiến pháp quy định. Do đó, nếu muốn làm cho nền y khoa của chúng ta tốt hơn thì hãy thay đổi từ cái gốc, chứ không nên kêu gọi chung chung về y đức. Y đức chỉ là một sản phẩm của cái triết lý giáo dục bị chính trị hóa. Nguyên nhân chính dẫn đến nền y khoa nước ta bị suy thoái nằm ngay trên những dòng chữ tôi trích trên đây.

BSN

Nguồn:bsngoc.wordpress.com

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

HE HE.



Hài vãi.Đùa đấy,hổng phải dzậy đâu.

LAN MAN.

Ngồi quán nhậu.Thấy mình,anh bưng ly bia tới cụng.Vẻ mặt cũng như mọi lần gặp mình.Rất chi là tâm sự.
Anh làm trưởng một phòng ban ở thị xã.Cái phòng chuyên rà soát văn bản và toét còi khi cần.Có thêm cái công chứng để có đồng ra đồng vào.Nhưng chắc chẳng béo bở gì vì anh làm đấy cũng gần hai chục năm có rồi mà chẳng ai tranh với anh.Chẳng như mấy phòng tiền bạc và đất đai…
Anh đang cáu,mà kiểu cáu của anh là buồn buồn…Anh vừa tham dự hội thi giảng viên lý luận chính trị ở tỉnh (hay là hội thi gì đó không rõ lắm,quán bia là chỗ người ta phải hét vào tai nhau chứ không rủ rỉ rù rì như anh mà được à).Đại khái là bài giảng của anh chuẩn bị công phu,giảng không cần Power Point Power Piếc gì (mà chắc anh cũng không rành hihi).Giọng giảng của anh thì tuyệt rồi (minh nghe anh giảng mấy lần),trầm ấm,khúc chiết,nắm vấn đề rất chắc,đúng đủ thời gian.Nghe anh nói bài thuyết trình của anh tuyệt vời,cử tọa vỗ tay ào ào (hội nghị,hội thi nào mà chả có vỗ tay hả anh) phen này chắc kiếm cái giải nhất.
Nhưng rồi khi công bố,anh tụt xuống giải ba.Ban tổ chức giải thích rằng thì là cái giải nhất nhì đó họ soạn đề cương gửi trước,họ làm tốt hơn anh.Thuyết trình chỉ là một trong những nội dung chấm thi.
Anh cáu:Tụi nó thuyết trình chán bỏ mẹ,chỉ được cái thậm thụt điện thoại…
Mình cười:Sao anh không điện thoại?Không phong bì?
Anh lại cáu…

Anh ơi,đã biết thế còn cáu làm gì?Em bao nhiêu lần tham dự những buổi tập trung học nghị quyết,học tập và làm theo tấm gương đạo đức,nó là thế này đây:





Bắt chấy



Và ngủ...

Hiệu quả của sự tuyên truyền một chiều đấy.Vậy ban tổ chức cần cái hiệu quả truyền thông,hay cần cái đề cương,chắc anh đã rõ.

Mình nhiều lần,rồi sau đó bỏ luôn không đi nữa,tham dự mấy lớp về học tập và làm theo...Mình nhìn giảng viên và cười mỉm không biết lão này nói thao thao thế lão có tin ở điều lão nói không nhỉ,hay lão có mắc cỡ không nhỉ.Hiệu quả truyền thông đến ngay từ người truyền thông.Một lão bia ôm gái gú hà rầm lại lên giảng về đạo đức,về phòng chống mại dâm,tệ nạn.

Bác Hồ là một nhà văn hóa và là một nhà chính trị.Mình rất nể phục nhiệt tình yêu nước của Bác.Tuy nhiên nhiều ứng xử của Bác mình không biết đây là hành vi văn hóa hay hành vi chính trị nữa.Nhưng thà thế còn hơn nhiều lão chả văn hóa cũng chả chính trị gì.Đầy.

Mình thích ông Trần Hưng Đạo 3 lần đánh thắng quân Nguyên hơn là ông Thánh Trần người ta đang xì xụp khấn vái.Mình tìm thấy chút người nơi hành động trèo tường vào nhà Nhân Đạo Vương để tù ti với công chúa Thiên Thành,hớt tay trên của Trung Thành Vương.Tuổi trẻ ai mà không có những xung động tình yêu không kiểm soát nổi. Vậy đấy.Thiêng hóa quá lại ra dở.

Người ta tổ chức hội thi tuyên truyền về những điều dối trá mà anh lại than phiền về những dối trá của cuộc thi.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

THUYẾT ESTOPPEL VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÔNG HÀM 14/09.


Sử dụng công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm bằng chứng, Trung Quốc đã bộc lộ điểm yếu tạo cơ hội cho Việt Nam đòi lại quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa
Lê Văn Cường
Kỹ sư xây dựng

Phân tích sự việc chính quyền Trung Quốc (TQ) sử dụng công hàm năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (TT PVĐ) làm bằng chứng chứng minh chính Việt Nam (VN) cũng tán đồng Hoàng Sa và Trường Sa (HS–TS) thuộc chủ quyền “không thể tranh cãi” của TQ, chúng ta thấy rõ ý đồ thâm hiểm, tinh vi nhưng cực kỳ xuẩn ngốc của chính quyền TQ.



Ý đồ thâm hiểm, tinh vi nhưng cực kỳ xuẩn ngốc của chính quyền TQ khi sử dụng công hàm năm 1958 của cố TT PVĐ làm chứng cứ ở chỗ tự nó đã lộ ra việc TQ không hề có bất cứ bằng chứng lịch sử nào chứng minh quần đảo HS-TS thuộc chủ quyền của mình, nên buộc phải sử dụng công hàm năm 1958 của TT PVĐ và hy vọng dựa vào cái phao lý thuyết Estoppel đã có thông lệ áp dụng tại toà án quốc tế. Đại ý lý thuyết Estoppel phán xét rằng: Anh không thể nói hai lời trái ngược nhau, trước đây anh đã tuyên bố mảnh đất ấy là của tôi, thì nay anh không được phép tuyên bố ngược lại mảnh đất đó là của anh. Trước đây TT PVĐ của VN đã tán đồng, công nhận HS-TS thuộc chủ quyền của TQ thì nay VN không được phép nói ngược lại. Lời nói ngược lại của VN không có giá trị.


Lý thuyết Estoppel có giá trị áp dụng khi nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt nam (CHXHCNVN) và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) là một. Điều này có thể làm cho các nhà lãnh đạo nước CHXHCNVN lúng túng, không biết nên xử lý thế nào! Nếu phủ định nước VNDCCH không phải là nước CHXHCNVN thì không được, vì không đúng với lịch sử. Nhưng nếu công nhận nước VNDCCH và nước CHXHCNVN là một thì lại sa vào bẫy, lý thuyết Estoppel lập tức có giá trị áp dụng, VN sẽ đuối lý không cãi được trước Toà án Quốc tế.

Có thể vì vậy Bộ Ngoại giao và Chính phủ Việt Nam đành phải “ngậm hạt thị”, gây sự cố lỗi hẹn không trả lời Kiến nghị của 18 vị nhân sỹ trí thức vào ngày 13/7/2011 vừa qua, trong đó có mục quan điểm của chính phủ VN đối với công hàm năm 1958 của cố TT PVĐ.

Nếu đúng với lý do như trên chứ không phải vì lý do nào khác thì 18 vị nhân sỹ trí thức gửi Kiến nghị cũng sẽ thông cảm và huy động những tài trí đang ẩn tàng trong nhân dân mách nước, trợ giúp.

Việc chính quyền TQ đang gây hấn, lấn chiếm tại biển đông thuộc lãnh hải VN ngày càng trầm trọng, nóng bỏng cần phải khẩn trương giải quyết. May thay! Vấn đề “ngậm hạt thị” khi đối chọi với thuyết Estoppel và công hàm năm 1958 của TT PVĐ đã được một ông ẩn danh nào đó đề cập tới. Ông ẩn danh phân tích tình hình và lý luận rằng:

Không hiểu sao chính quyền VN cứ lo sợ hão huyền, sẽ không có chuyện xảy ra chiến tranh, xung đột đổ máu nào đâu nếu Việt Nam cứ đàng hoàng yêu cầu TQ dừng ngay việc gây hấn và phải trả lại những phần đã chiếm tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988. Bởi lẽ nếu TQ gây sự, đụng đến VN, đồng nghĩa với việc TQ lộ rõ bộ mặt bá quyền muốn làm bá chủ thế giới, sẽ đụng đến toàn thể các nước yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới ngay. Một cuộc chiến tranh bùng nổ, một bên đơn độc là TQ và một bên là toàn thể thế giới bảo vệ cho lẽ phải và sự công bằng. Chính quyền cộng sản cai trị nước CHND Trung Hoa chắc chắn sẽ sụp đổ, lãnh đạo TQ hiện nay đủ trí khôn để nhận ra điều đó và cũng không muốn điều đó xảy ra. Việt Nam hiện nay đang ở thế vô cùng thuận lợi để đòi lại những gì mà TQ đã chiếm đoạt. Đòi lại quần đảo HS-TS thuộc chủ quyền của VN đã bị TQ chiếm đoạt năm 1974 và 1988 bằng cách nào? Rất đơn giản, chính phủ Việt Nam cứ thẳng thắn và cương quyết yêu cầu phía TQ phải rút hết người và các phương tiện tại các quần đảo HS-TS trong vòng 1 tháng để chính quyền VN tiếp quản. Nếu phía TQ không đồng ý hoặc giả vờ đồng ý rồi cứ ở lỳ đó thì buộc lòng chính phủ VN phải đưa ra toà án Liên Hiệp Quốc phân xử.

Nếu đưa ra toà án Liên Hợp Quốc, chắc chắn TQ sẽ thua kiện, vì TQ không có bằng chứng lịch sử nào chứng minh quần đảo HS-TS thuộc chủ quyền của TQ. TQ chỉ dựa vào cái công hàm năm 1958 và thuyết Estoppel. Cái công hàm năm 1958 và thuyết Estoppel đã được hoá giải không thể áp dụng bằng lập luận:

Bất cứ nước nào trên thế giới, chính phủ nước đó phải có trách nhiệm đảm bảo giữ gìn an ninh cuộc sống cho cộng đồng cư dân đang sinh sống tại lãnh thổ nước đó. Chính phủ nước VNDCCH phải có trách nhiệm đảm bảo cuộc sống và giữ gìn an ninh cuộc sống cho cộng đồng cư dân sinh sống trên lãnh thổ phía Bắc Việt Nam. Chính phủ nước Việt Nam Cộng hoà (VNCH) phải có trách nhiệm đảm bảo giữ gìn an ninh cuộc sống cho cộng đồng cư dân sinh sống trên lãnh thổ phía Nam Việt Nam. Vì một lý do nào đó hai chính phủ nước VNDCCH và chính phủ nước VNCH hợp nhất lại với nhau thành một chính phủ mới thì chính phủ mới đó phải có trách nhiệm đảm bảo giữ gìn an ninh cuộc sống cho cộng đồng cư dân thuộc cả hai vùng lãnh thổ của cả hai nước VNDCCH và VNCH. Cụ thể nước VNDCCH và nước VNCH hợp nhất thành nước CHXHCNVN thì chính phủ nước CHXHCNVN phải có trách nhiệm đảm bảo giữ gìn an ninh cuộc sống cho cộng đồng cư dân sinh sống trên toàn bộ lãnh thổ của cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam.

Qua đó, bất kỳ ai cũng nhận thức được rằng chính quyền nước VNDCCH chỉ là một bộ phận, một chính quyền địa phương phía Bắc thuộc nước CHXHCNVN từ năm 1976, (nước CHXHCNVN bao gồm và hợp nhất của hai nước VNDCCH, lãnh thổ địa phương phía Bắc và nước VNCH, lãnh thổ địa phương phía Nam). Vì chính phủ nước VNDCCH chỉ là một chính quyền địa phương phía Bắc nên mọi tuyên bố của chính phủ nước VNDCCH chỉ có tính chất địa phương chứ không có tính chất đại diện cho toàn thể nước CHXHCNVN và như tuyên bố của chính phủ nước CHXHCNVN, nên không áp dụng được lý thuyết Estoppel. Hơn nữa nước VNCH, lãnh thổ địa phương phía Nam ngày nay thuộc quyền quản lý của chính phủ nước CHXHCNVN nên chính phủ nước CHXHCNVN phải có quyền và có trách nhiệm với cộng đồng cư dân sinh sống tại đây giải quyết những vướng mắc tồn đọng của nước VNCH trước kia. Do đó lý thuyết Estoppel cũng không áp dụng được trong trường hợp chính phủ nước CHXHCNVN đại diện cho chính quyền địa phương phía Nam ngày nay tức chính phủ nước VNCH trước đây khởi đơn kiện đòi chủ quyền quần đảo HS-TS đã bị TQ chiếm đoạt năm 1974 và năm 1988.

Quần đảo HS-TS thuộc chủ quyền của nước VNCH, chính quyền địa phương phía Nam thuộc nước CHXHCNVN ngày nay, có nhân chứng là chính phủ Pháp và chính phủ Hoa kỳ làm chứng tính đến thời điểm năm 1973. Thử hỏi phía chính quyền TQ có nhân chứng nào chứng nhận quần đảo HS-TS thuộc chủ quyền TQ? Đó là chưa kể tới việc phía VN có rất nhiều tài liệu lịch sử chứng minh HS-TS thuộc chủ quyền của VN còn TQ thì không có tài liệu lịch sử nào khác ngoài cái công hàm năm 1958 của TT PVĐ và lý thuyết Estoppel không áp dụng được. Vụ án sẽ nhanh chóng kết thúc và TQ sẽ thua kiện, chịu án phí.

Có lẽ đã chợt hiểu lý sự cùn không bịp được nhân dân Việt nam, nên TQ đã nhanh chóng đổi chiến thuật ép VN và Philippines chỉ đàm phán song phương, tuyệt đối không đưa ra toà án quốc tế. Chính phủ Việt Nam phải hết sức tỉnh táo, “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Cũng nên nhắc lại lời cảnh báo tới các nhà lãnh đạo nước CHXHCNVN rằng: Đây là thời cơ thuận lợi duy nhất để Việt nam đòi lại chủ quyền biển đảo đã bị TQ chiếm đoạt năm 1974 và năm 1988. Nếu để lỡ thời cơ, không đòi lại được phần đã mất, tức là các vị không làm tròn trách nhiệm được nhân dân cả nước tin tưởng giao phó.

Hà Nội, ngày 16/7/2011

L.V.C.

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA CÁI GỌI LÀ CÔNG HÀM 14/09 CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG.

Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.


Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

"Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan. Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia. Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược "lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.



Ngày 26-5-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3-9-1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất. Ngày 11-8-1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ. Ngày 12-9-1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này. Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23-8-1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.



Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH –Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”. Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.



Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên. Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.



Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4-9-1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực. Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế. Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.


Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do. Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch; (2) Quốc gia nại "estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động; (3) Quốc gia nại "estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó; (4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án "Ngôi đền Preah Vihear”...

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.

Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”.

Nhóm PV Biển Đông
Nguồn: Đại Đoàn kết

DOANH NHÂN NGA:RỜI BỎ ĐẤT NƯỚC VÌ SỢ ĐỐI DIỆN VỚI THAM NHŨNG.

Nước Nga đang đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám trầm trọng khi thế hệ doanh nhân trẻ đang rời bỏ quê nhà với tỉ lệ gia tăng chưa từng thấy kể từ khi liên bang Xô Viết tan rã.

Khi mới 17 tuổi, cậu học sinh Alexei Terentev tại Moscow từng được coi là một nhà sáng chế hứa hẹn ở Nga. Nhưng ngay sau khi tốt nghiệp tại một trong những trường đại học hàng đầu ở Moscow vào tháng 6.2010, Terentev đã chuyển sang Cộng hòa Czech để lập nghiệp. Trước đó, công ty lưu trữ dữ liệu của anh tại Nga đang trên đà ăn nên làm ra và có thể giúp anh trở thành triệu phú. Nhưng khi quy mô công ty mở rộng thì anh nhận được sự chú ý khác thường từ các quan chức. Bây giờ chỉ mới 22 tuổi, Terentev cũng không chắc khi nào sẽ hồi hương.

Nguyên nhân vội vã ra đi của Terentev cũng là lo lắng chung của những doanh nghiệp trẻ tại Nga do tình trạng tham nhũng và quan liêu. Trong vòng ba năm qua, văn phòng Kiểm toán Nhà nước cho biết 1,25 triệu người Nga đã xuất ngoại lập nghiệp nơi đất khách. Phần lớn trong số đó là những doanh nghiệp trẻ và người trung lưu. Kể từ thời hậu Liên Xô, Nga dần phát triển ổn định và đi lên, nhưng các chủ doanh nghiệp nhỏ thì cảm thấy kém an toàn hơn bao giờ hết.

Đối với những người chỉ mới khởi nghiệp, nỗi sợ phổ biến không phải là sự cạnh tranh hay phá sản, mà là sự “viếng thăm” của những quan chức thích nhũng nhiễu. Họ lui tới để đòi hối lộ, hoặc lịch sự hơn là cung cấp những dịch vụ bảo vệ có trả phí (còn gọi là krysha). Tháng 6.2011, bộ Kinh tế Nga cho biết chỉ riêng năm 2010 người Nga đã chi 581 triệu USD để hối lộ các quan chức "cung cấp dịch vụ an ninh", gấp 13 lần so với năm 2005. Hàng chục trường hợp khi các chủ doanh nghiệp từ chối dịch vụ kyrsha, thì sẽ bị thanh tra cứu hỏa, kiểm toán, thuế và cảnh sát xét hỏi liên tục. Nếu người chủ vẫn không biết điều, một vụ án hình sự nhỏ có thể mở ra, thông thường là chiếu theo một luật mơ hồ nhằm cấm "doanh nghiệp hoạt động trái phép".

Đối với những doanh nhân cứng đầu nhất thì sẽ được răn đe bằng một cuộc đột kích vào công ty. Những vụ đột kích nhỏ lẻ thường không được truyền thông trong nước chú ý tới. Nhưng tin tức lan truyền trong cộng đồng doanh nhân nhanh chóng qua con đường truyền miệng và trên mạng Internet.

Trở lại câu chuyện của Terentev, anh nhận được cú điện thoại bất ngờ vào một sáng tháng 2 năm ngoái. Khi đó, một trung tâm dữ liệu tại công ty lưu trữ dữ liệu hàng đầu tại Nga là Agava bị cảnh sát bố ráp vì tình nghi chứa trò chơi video trái phép. Sáu tuần sau đó, công ty này lại một lần nữa bị đơn vị cảnh sát khác bao vây vì nghi chứa phim ảnh khiêu dâm trẻ em. Thay vì điều tra rõ ràng, những cảnh sát đã tắt máy chủ khiến khách hàng của Agava điêu đứng. Tin tức về vụ việc lan nhanh đến nỗi tổng thống Dmitri Medvedev bực tức và đích thân can thiệp. Máy chủ sau đó đã được bật lên. Nhưng tổn hại đến uy tín của ngành này đã quá rõ ràng. Terentev nói: "Ai cũng có thể tắt nguồn dữ liệu!".

Không chỉ những doanh nghiệp mà cả những người bình dân cũng rời quê hương. Một khảo sát do cơ quan thống kê nhà nước VTSIOM thực hiện, công bố ngày 10.6 cho thấy 21% dân Nga muốn di cư, tăng 5% so với năm 1991 - năm Liên bang Xô viết chính thức tan rã. Phần lớn trong đó là những người trẻ, được giáo dục tốt và thường xuyên sử dụng internet. Đây là những người mà tổng thống Medvedev trông cậy sẽ xây dựng nên một thung lũng Silicon của Nga - trung tâm công nghệ Skolkovo.

Trong chính sách phát triển khu vực Skolkovo sẽ thiết lập một siêu-krysha để bảo vệ những doanh nghiệp trẻ khỏi các quan chức tham nhũng. Trung tâm đang hợp tác với bộ Nội vụ để tuyển chọn và đào tạo một đội cảnh sát riêng. "Sẽ không còn ai có thể xông thẳng vào và nói "Đóng cửa công ty của anh đi" - giám đốc phát triển quốc tế Alexei Sitnikov của trung tâm chia sẻ. Nhưng khu vực này cũng chỉ có thể chứa được khoảng vài trăm doanh nghiệp. Đến nay đã có 120 dự án được chọn. Cho nên những người như Terentev chỉ còn cách tính đường sang các nước phương tây.

Năm ngoái, một phóng viên Nga đã phỏng vấn nhà khoa học người Nga lưu vong, Andre Geim từng đoạt giải Nobel Vật lý 2010 rằng lúc nào sẽ quay về phục vụ Tổ quốc, ông Geim đáp: "Kiếp sau".

Nam Liên (theo TIME)

TUYÊN BỐ VỀ ỨNG XỬ CỦA CÁC BÊN Ở BIỂN ĐÔNG.

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa (viết tắt là DOC) được các nước ASEAN và Trung Quốc ký ngày 04-11-2002 tại Phnom Penh, Campuchia nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việc ký DOC là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là của 04 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở Trường Sa (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Dưới đây là nội dung đầy đủ của bản tuyên bố:

Chính phủ các quốc gia thành viên ASEAN và chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Tái khẳng định quyết tâm củng cố và phát triển tình hữu nghị và sự hợp tác đang tồn tại giữa các chính phủ và nhân dân các nước với quan điểm thúc đẩy mối quan hệ đối tác láng giềng tốt và tin cậy lẫn nhau hướng tới thế kỷ 21

Nhận thức rõ nhu cầu thúc đẩy một môi trường hòa bình, thân thiện và hài hòa trong vùng biển Nam Trung Hoa giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm nâng cao hòa bình, ổn định, tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng trong khu vực

Cam kết nâng cao những nguyên tắc và mục tiêu của tuyên bố chung của Hội nghị những người đứng đầu nhà nước/chính phủ các nước thành viên ASEAN và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997

Mong muốn nâng cao những điều kiện thuận lợi cho một giải pháp hòa bình và bền vững cho những tranh chấp và khác biệt giữa các quốc gia liên quan

Cùng tuyên bố như sau:

Điều 1: Các bên tái khẳng định cam kết của mình đối với các mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác khu vực Đông Nam Á (TAC), Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình (của Trung Quốc) và những nguyên tắc được thừa nhận phổ biến khác của luật pháp quốc tế được coi là quy tắc căn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước với nhà nước

Điều 2: Các bên cam kết tìm kiếm những cách thức xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm lẫn nhau hài hòa với những nguyên tắc nêu trên và trên căn bản bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau

Điều 3: Các bên tái khẳng định sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hoạt động hàng hải và bay trên vùng trời Biển Nam Trung Hoa như đã được minh thị bởi các nguyên tắc được thừa nhận phổ biến trong luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982

Điều 4: Các bên liên quan chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và về quyền thực thi luật pháp bằng các phương tiện hòa bình mà không viện đến sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thông qua các cuộc tham vấn thân thiện và những cuộc đàm phán bởi các quốc gia có chủ quyền có liên quan trực tiếp, phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận phổ quát của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982

Điều 5: Các bên chịu trách nhiệm thực hiện sự tự chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định, kiềm chế không tiến hành đưa người đến sinh sống trên những hòn đảo hiện không có người sinh sống, trên các rặng đá ngầm, bãi cát ngầm, đảo nhỏ và những yếu tố khác và phải được xử lý những khác biệt của mình bằng phương pháp có tính xây dựng

Trong khi chờ đợi sự dàn xếp hòa bình cho các tranh chấp về lãnh thổ và quyền thực thi pháp luật, các bên liên quan tiến hành tăng cường những nỗ lực nhằm tìm kiếm các phương cách xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm lẫn nhau trong tinh thần hợp tác và hiểu biết, bao gồm:

Tổ chức các cuộc đối thoại và trao đổi quan điểm một cách thích đáng giữa các quan chức phụ trách quân sự và quốc phòng
Bảo đảm đối xử công bằng và nhân đạo đối với tất cả mọi người đang gặp hiểm nguy hoặc tai họa
Thông báo trên cơ sở tự nguyện cho các bên liên quan khác về mọi cuộc tập luyện quân sự liên kết/hỗn hợp sắp diễn ra
Trao đổi trên cơ sở tự nguyện những thông tin liên quan

Điều 6: Trong khi chờ đợi một sự dàn xếp tòan diện và bền vững những tranh chấp, các bên liên quan có thể tìm kiếm hoặc tiến hành các hoạt động hợp tác. Những hoạt động này có thể bao gồm các điều sau đây:

Bảo vệ môi trường biển
Nghiên cứu khoa học biển
An toàn hàng hải và thông tin trên biển
Hoạt động tìm kiếm cứu hộ
Đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, kể cả nhưng không hạn chế trong hoạt động buôn lậu các loại thuốc cấm, hải tặc và cướp có vũ trang trên biển, hoạt động buôn bán trái phép vũ khí

Thể thức, quy mô và địa điểm, đặc biệt là sự hợp tác song phương và đa phương, cần phải được thỏa thuận bởi các bên có liên quan trước khi triển khai thực hiện trong thực tế

Điều 7: Các bên liên quan sẵn sàng tiếp tục các cuộc đối thoại và tham vấn về những vấn đề liên quan, thông qua các thể thức được các bên đồng ý, kể cả các cuộc tham vấn thường xuyên theo quy định của Tuyên bố này, vì mục tiêu khuyến khích sự minh bạch và láng giềng tốt, thiếp lập sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau một cách hài hòa, và tạo điều kiện thuận lợi cho một giải pháp hòa bình và tran chấp giữa các bên

Điều 8: Các bên có trách nhiệm tôn trọng những điều khoản của Tuyên bố này và hành động phù hợp với sự tôn trọng đó

Điều 9: Các bên khuyến khích các nước khác tôn trọng các nguyên tắc bao hàm trong Tuyên bố này

Điều 10: Các bên liên quan khẳng định rằng việc tiếp thu một bộ quy tắc về ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn hòa bình và ổn định trong khu vực và nhất trí làm việc trên căn bản đồng thuận để tiến tới hoàn thành mục tiêu này

Làm vào ngày 04 tháng 11 năm 2002 tai PhnomPenh, Vương quốc Campuchia

Đại diện các nước ASEAN: Bộ trưởng ngoại giao các nước

Đại diện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Wang Yi - Đặc phái viên, Thứ trưởng Bộ ngoại giao
[sửa] Thực tế đàm phán thực hiện

Từ năm 2005 đến nay, Nhóm công tác chung đã có 6 cuộc họp, trong đó các cuộc họp gần đây là Cuộc họp thứ 4 tại Hà Nội (tháng 4-2010), Cuộc họp thứ 5 tại Côn Minh, Trung Quốc (tháng 12-2010) và cuộc họp thứ 6 tại Indonesia (tháng 4-2011). Nhóm công tác đã tập trung thương thảo về các quy tắc hướng dẫn và đã đạt được những tiến triển tích cực, cụ thể là đã nhất trí được phần lớn các quy tắc hướng dẫn. Hiện nay chuyên gia ASEAN đang tăng cường các nỗ lực thương lượng với các chuyên gia Trung Quốc để sớm hoàn thành Bản Quy tắc hướng dẫn.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn không áp dụng những gì đã hứa. Không những thế, mọi nỗ lực của Hiệp hội Đông Nam Á nhằm thúc đẩy Bắc Kinh thực thi lời cam kết đều bị gạt bỏ, đúng theo lập trường không thương thuyết đa phương của mình.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng không ngần ngại dùng uy thế của mình để tạo ra tình trạng chia rẽ trong ASEAN trên vấn đề Biển Đông, giữa các nước có tranh chấp với Trung Quốc và các nước không dính dáng gì đến hồ sơ này. Nhóm nước thứ hai này được coi là dễ dàng chiều ý Bắc Kinh hơn vì không muốn mất quyền lợi kinh tế thương mại.

Thí dụ mới nhất cho thấy điều này là thất bại gần đây của cuộc họp ASEAN-Trung Quốc tại Côn Minh cho dù mục tiêu đề ra được cho là rất khiêm tốn : thông qua dự thảo bản hướng dẫn thực hiện Bản Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông DOC.

Cuộc họp ASEAN-Trung Quốc này diễn ra vào hai ngày 24 và 25/1/2011 tại Côn Minh, Trung Quốc bàn về việc thiết lập một bộ luật ứng xử trên Biển Đông nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và một số nước ASEAN khác. Cuộc họp này do Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì triệu tập nhân kỷ niệm 20 năm hợp tác Trung Quốc-ASEAN. Cuộc họp đã thất bại.

Việt Nam, Malaysia và Philippines đều muốn áp dụng một điều khoản thiết yếu trong dự thảo bản hướng dẫn thực hiện DOC. Điều khoản này quy đinh rằng ASEAN “sẽ tiếp tục thông lệ hiện hành là họp lại tham khảo ý kiến lẫn nhau trước khi họp với Trung Quốc”. Phía Bắc Kinh đã chống lại lập trường của ASEAN, và có dấu hiệu chỉ muốn đàm phán song phương vì điều này giúp họ có ưu thế nhiều hơn. Theo nhận định, bất đồng trên điều khoản đó đã khiến cho thương thuyết về bản hướng dẫn thực hiện DOC còn bị bế tắc trong nhiều năm nữa.

Nguồn:Wikipedia.

Thật ra DOC có ý nghĩa chính trị nhiều hơn là ràng buộc pháp lý.Và có tuyên bố gì gì đi nữa mà Trung quốc cứ khăng khăng cái lưỡi bò và ngày càng tăng cường Hải giám với hải quân thì cũng như chém gió thôi.